Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

CÁC LUẬT THƠ TRONG SÁNG TÁC

CÁC LUẬT THƠ TRONG SÁNG TÁC

http://www.vnthidan.com/cac-luat-tho-trong-sang-tac-t981.html

CÁCH HỢP VẬN

Nguyên tắc : vần bằng hợp với vần bằng, vần trắc hợp với vần trắc. (Trong âm nhạc, bằng có thể hợp vận với trắc, thí dụ: nhà hợp vận với nhá).

Âm vận : Cách hợp vận trong thơ không có căn bản ngữ âm (phonetics) nào cả, ở đây tôi chỉ dựa theo cách hợp vận cổ truyền mà phân biệt như sau.

Âm vận có 2 loại toàn vận và bán vận.

Toàn vận : 2 từ chỉ khác nhau về phụ âm đầu. Thí dụ: a) tình, mình, khinh, linh. b) ta, mà, la, tha.

Bán vận : 2 từ khác nhau trong nguyên âm hay trong nguyên âm và phụ âm cuối.

A.- Bán vận trong nguyên âm : Những âm họp thành nhóm sau đây hợp vận với nhau:

1/ a, ă, â, o, ơ, ô, u, ư, oa, ua, ưa. Thí dụ: a) tha, mo, lu, thư, thoa, qùa, cua, thưa. b) lạ, thố, thụ, thóa, qụa, thủa, thửa, lựa. c) chang, rằng, nằm, lầm. d) thôn, mun,

2/ i, e, ê, oe, ue, uê, uy. Thí dụ: a) thi, me, ve, que, quy. b) thí, lẹ, thế, nhuệ. c) thịt, khét, chết. d) em, quen, đêm.

3/ ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, oai, ui, ưi, ươi, uôi. Thí dụ: a) thai, chay, khoai, mòi, thôi, lơi, thui, người, nguôi. b) thái, cậy, mọi, đổi, củi, ngửi, lưới, đuối.

4/ i, uy, uya

5/ ia, uya.

6/ i, e, ê, iê, uyê. Thí dụ: a) tin, men, lên, thiên, thuyền. b) tịt, lét, tết, khiết, khuyết, tuyệt, tiếc, tích.

7/ a (+phụ âm), o (+phụ âm), ô (+phụ âm), u (+phụ âm), ư (+phụ âm), ươ (+phụ âm). Thí dụ: chang, trong, nung, lưng, chương, chuông; trọng, chúng, thượng, chuộng, nướng; nóc, được.

8/ oa (+phụ âm), uâ (+phụ âm), uô (+phụ âm). Thí dụ: a) loan, luân. b) thoát, khoác, luật, thuốc. c) loang, khuôn, chuông, khuân, khuâng.

9/ ao, âu.

10/ eo, oeo, êu, iêu, yêu, iu.

Tóm tắt, nguyên âm chia làm 2 nhóm chính có âm phân biệt: (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ) và (i, y, e, ê) . Nếu 2 nhóm này mà hợp vận với nhau thì bằng cách bắc cầu từ âm nọ qua âm kia, thì bất cứ 2 âm (2 nguyên âm hay 2 nhóm nguyên âm trong một từ) nào cũng có thể hợp vận với nhau.

B. Bán vận trong nguyên âm và phụ âm cuối . Nguyên âm thì theo nguyên tắc trên. Phụ âm cuối có thể thay đổi như sau:

1/ c, ch, t, p. Thí dụ: lắc, trách, tát, chập.

2/ n, nh, m. Thí dụ: a) than, cành, chàm. B) cận, thánh, cám.

3/ n, ng. Thí dụ: a) than, thong, không, thằng. B) cận, thắng, cống.

Thơ tự do rất hợp với bán vận. Trong thể thơ này, vần hợp nhau chan chát (thí dụ: hình, tình) làm câu thơ kém hay.

Ðiều tối kỵ trong âm vận : dùng 2 chữ giống nhau trong 2 vần kế tiếp hay trong 3 câu lục bát kế tiếp, ngoại trừ trường hợp nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh. (Nguyên tắc chung là tránh điệp ngữ). Thí dụ:


Nhà em mái tranh
Trắng giàn dây mơ
Bây giờ hoa cũ
Rụng hoài trong mơ (Phạm thiên Thư - Giàn mơ)

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Đá mã não các loại

1 .
http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=zh-TW&u=http://www.1688.com/tw/chanpin/-CCECD1DBCAAF.html&prev=search
2.
http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=zh-TW&u=http://www.1688.com/tw/chanpin/-CCECD1DBCAAF.html&prev=search
5... 
http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&sl=zh-TW&u=http://www.1688.com/tw/chanpin/-CCECD1DBCAAF.html&prev=search
....
Đơn đặt hàng duy nhất trên 288 nhân dân tệ, thể hiện vận chuyển miễn phí
满288元包邮,仅限江浙沪皖鲁,包邮只包韵达快递,其它快递不包邮,仅限饰品,摆件和碎石不包邮。 Miễn phí vận chuyển trên 288 nhân dân tệ, Giang Tô, Chiết Giang và An Huy và Sơn Đông giới hạn, chỉ có gói giao hàng vần điệu, thể hiện vận chuyển khác không giới hạn đồ trang sức, đồ trang trí, sỏi không gửi. 免邮区域:上海、江苏、浙江、安徽、山东。 Miễn phí khu vực bưu chính: Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Sơn Đông.
(2013/11/22 12:00 -- 2014/12/31 00:00) (2013/11/22 12:00 - 2014/12/31 00:00)

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

MỪNG PHẬT ĐẢN

MỪNG PHẬT ĐẢN
Đức Phật giáng trần độ thế nhân
Bồ Đề chứng quả pháp vô biên
Chúng sinh luẩn quẩn vòng sinh tử
Thế giới triền miên nỗi hận sân
Quả nấy nhân nào gieo bể khổ
Đức năng thắng số thoát trầm luân
Từ bi trí huệ khai tâm sáng
Bẩy bước sen hồng ngài hoá than

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

SÓNG HÓA NGƯ

SÓNG HÓA NGƯ

Sóng nước Long sơn hiện Thuỷ Thần.
Phải chăng thiên ý hiển linh ban
Kỳ hình cá vượt theo làn động.
Dị trạng kình ngư hóa bọt tan....
Khoảnh khắc lạ thường ôi cực hiếm.
Sát na vi diệu khó vô ngần.
Kẻ tin người thích bao suy luận.
Tạo hoá khôn lường đố thế nhân
mayngan

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Kim cương thừa

Kim cương thừa
Vì thế giới này Ngài hóa thân
Quán Âm thị hiện độ đời trần
Truyền thừa huệ trí xoay tâm lực
Quán đảnh tịnh quang chuyển pháp luân...
Phật tánh kim cương cầu quốc thái
Tánh không bất hoại hộ dân an
Pháp vương trì chú khai thiền hạnh
Hình tướng như lai thức hóa thần
TAD

Kim cương thừa
Vì thế giới này Ngài hóa thân
Quán Âm thị hiện độ đời trần
Truyền thừa huệ trí xoay tâm lực
Quán đảnh tịnh quang chuyển pháp luân
Phật tánh kim cương cầu quốc thái
Tánh không bất hoại hộ dân an
Pháp vương trì chú khai thiền hạnh
Hình tướng như lai thức hóa thần
TAD

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Vua Phật Lưu công Danh.Hà văn Thùy

DI NGÔN PHẬT SỐNG LƯU CÔNG DANH




Một sáng mùa hè năm 1958, chiếc xe com-măng-ca biển số đỏ chở hai người sĩ quan dừng trước doanh trại Sư đoàn 338 đi tìm Phật sống ! ...
  Cuộc tìm kiếm Phật sống không khác nào mò kim đáy bể. Không thể tìm Ba Chà trong danh sách quân nhân vì đó là tên dân gian Nam Bộ. Ông này thứ ba nhưng người Chà Và (Ấn Ðộ) nên dân gian kêu là Ba Chà ! Cái tên Nam Bộ ấy chắc cũng để lại miền Nam mà không theo chủ đi tập kết ? Phải nhiều ngày mò mẫm qua từng đơn vị rồi một hôm 3 sĩ quan đến Ðại đội 19 công binh, Trung đoàn 3. Một tiểu đội trưởng tình cờ nghe thấy các sĩ quan bàn nhau việc kiếm Phật sống Ba Chà, anh nói :   - Tôi có biết một ông Phật sống nhưng không rõ ổng có phải Ba Chà không ?   Mừng như bắt được của, các phái viên hối dẫn đi tìm ngay. Tiểu đội trưởng tên là Trần Hữu Ðức dẫn họ tới Chợ Chuối xã Thăng Long huyện Nông Cống. Xe dừng lại trước khu lò gạch, chiến sĩ đang làm việc ì xèo. Hai Ðức dẫn mấy anh em ra hiện trường thì gặp đại đội trưởng lò gạch là ông già to cao đang gánh đất, chân tay lấm bê bết :   - Ðó, ổng đó !   Hai Ðức chỉ. Khi được hỏi về Phật sống Ba Chà, ông trả lời thủng thẳng :   - Ông nầy tôi có biết nhưng không biết giờ ông ở đâu, để rồi tôi kiếm giùm.   Lát sau ông hỏi lại :   - Nhưng mấy cậu kiếm ổng có chuyện gì ?   Viên trung uý nói :   - Bộ Ngoại giao mời ông ấy về Hà Nội để tiếp khách Ấn Ðộ. Việc này được báo cáo Bác Hồ, Bác yêu cầu bên quân đội tìm giúp. Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh trực tiếp giao nhiệm vụ cho chúng tôi…   Ông đại đội trưởng già vẫn giọng chậm rãi hỏi :   - Mời ra Hà Nội nhưng có gặp Bác Hồ được không ?   - Nếu ra thì sẽ gặp được. Viên thiếu tá đáp sau thoáng nghĩ ngợi.   Ông già nói tiếp, vẫn bằng giọng thủng thẳng :   - Ổng biểu, nếu được gặp Bác Hồ thì ổng ra, nếu không, ổng lội bộ về đó !   Mừng quá, mấy anh phái viên lôi từ trên ô tô xuống một thùng bia hơi để đãi Phật sống cùng anh em đơn vị rồi đưa trung uý Lưu Công Danh về Bộ Tư lệnh Sư đoàn.

  Chuyện là thế này : Hiệp định Giơnevơ năm 1954 lập Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát đình chiến tại Việt Nam do Ấn Ðộ làm chủ tịch, hai thành viên là Ba Lan và Canada. Ấn Ðộ là nước trung lập nhưng lúc đó chưa hiểu lắm về ta nên trong nhiều vụ việc cụ thể gây cho ta không ít khó khăn. Tranh thủ được Ấn Ðộ không chỉ có lợi lúc này mà còn là chiến lược lâu dài vì vai trò quan trọng của Ấn trong khu vực và thế giới. Thực hiện nhiệm vụ ngoại giao cấp bách này, Bác Hồ đã mời Tổng thống Ấn Ðộ Praxat và phu nhân sang thăm nước ta với danh nghĩa nước Chủ tịch Uỷ ban quốc tế. Trước chuyến thăm, qua con đường ngoại giao, ta biết có một số vấn đề về quan điểm bạn chưa đồng ý với ta. Nếu không thuyết phục được bạn, cuộc viếng thăm sẽ kém kết quả. Nhưng làm sao để thuyết phục ? Bộ Ngoại giao lúc đó tìm hết phương kế nhưng đành chịu. Thứ trưởng Ung Văn Khiêm chợt nhớ, trong kháng chiến ở miền Tây Nam Bộ có ông Phật sống Ấn Ðộ tên Ba Chà làm Giám đốc Ðề lao binh. Nghe nói gia đình người vợ Ấn Ðộ của ông ta có họ hàng với Thủ tướng Ganđi. Tổng thống Praxat và phu nhân cũng là phật tử. Nếu có được ông Vua Phật Ấn Ðộ để giao thiệp với phái đoàn Ấn Ðộ thì quá ngon ! Ý kiến này được báo cáo lên Bác Hồ. Bác ủng hộ liền vì thấy là sáng kiến tốt. Công việc tìm Phật sống được giao cho bên Quân đội. Ðại tướng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh cử nhóm công tác đi Thanh Hoá là nơi hai sư đoàn bộ đội Nam Bộ đang đóng.   Ðầu năm 1955, ăn Tết xong, từ vàm Sông Ðốc một số cán bộ chiến sĩ miền Tây Nam Bộ lên chuyến tàu thứ hai, chiếc tàu Ba Lan Kilinxki vừa chở người vừa chở gạo ra cứu đói miền Bắc. Cũng đi chuyến này có Lưu Công Danh, nguyên là Phật sống Ấn Ðộ. Nhân viên người Ấn trong phái đoàn quốc tế nghe nói có Phật sống trên tàu nên đôn đáo đi tìm. Lo cho sự an toàn của ông, anh em dấu Lưu Công Danh xuống hầm tàu.   Tới Sầm Sơn, sau những tháng học tập, chỉnh huấn, đến tháng 10 biên chế lại đơn vị. Lính miền Tây thành Sư đoàn 338, lính miền Ðông thành Sư đoàn 330. Một số chiến sĩ miền Tây sang Sư miền Ðông, trong đó có Lưu Công Danh và Trần Hữu Ðức. Hai người cùng trong Tiểu đoàn 209 chuyên xây dựng doanh trại. Khi Hai Ðức về đại đội công binh 19 thì gặp Ba Danh (Từ khi Ðề lao binh giải thể, Lưu Công Danh không dùng tên Ba Chà nữa mà lấy lại tên thật Ba Danh, trong khi đó ông Ung Văn Khiêm lại nhớ tên cũ nên việc tìm kiếm khó khăn) cùng đóng quân trong khu vực chợ Chuối. Ðại đội do trung uý Ba Danh làm đại đội trưởng tiếp thu cái lò gạch của tư nhân bỏ hoang, chiến sĩ sửa lại để nung gạch. Cánh Hai Ðức thường sang lò gạch Ba Danh đá banh. Một bữa đang đá hăng thì một cậu bị thương gãy ngang ống quyển, đau quá la thét kinh hoàng. Anh em xúm quanh định khiêng đi bệnh xá. Ông Ba hỏi :   - Gì mà la dữ vậy bây ?   Nhìn thấy ông lính già dáng cao lớn, Hai Ðức buột miệng nói :   - Lính con nó gẫy giò ba ơi ! Ông Ba bước tới nhìn, nói :   - Ôi, tưởng gì, đem vô đây ! Anh em khênh người bị nạn vào lán lợp nứa dùng để chứa gạch mộc. Ông nắn lại xương gân cho ngay ngắn rồi lấy trong bọc đồ riêng của mình ra những loại bột gì đó ngào với đất sét, bó giò, lấy cây nứa nẹp lại cho khỏi cấn rồi dùng băng quấn xung quanh. Xong việc, ông nói :   - Về đi, vài bữa đá banh nữa.   Hai bữa sau ông tới tháo nẹp, nói :   - Mầy đứng tao coi !   Người lính do dự :   - Liệu có gẫy lại không ?   - Giỡn hoài, mầy. Gẫy tao thường ! Không đổi sắc mặt, ông lính già nói.   Run run, anh ta vịn vào thành giường đu mình đứng dậy.   - Mầy bước tao coi !   Khi cậu lính trẻ đứng vững trên đôi chân của mình, ông Ba nói tiếp.   Người lính dò dẫm bước một bước hai bước rồi đi một đoạn dài như chưa từng bị thương. Anh em ngạc nhiên hết sức, rối rít cảm ơn ông già. Tin về ông lính già Nam Bộ có tài bó xương gẫy lan nhanh trong đơn vị rồi ra ngoài dân. Nhiều người đến nhờ. Đại đội lò gạch của Ba Danh gần thành một trạm cứu thương.   Một bữa ngồi uống nước, ông Ba hỏi Hai Ðức :   -         Bữa đó sao mầy kêu tao là ba ?   -         Tôi thấy ông già gần như tía tôi nên kêu vậy thôi.   -         Mầy quê đâu ?   -         Tôi dân Phú Quốc !   -         Vậy sao ? Ông già mừng húm reo lớn :   -         Tao Rạch Giá nè, ở Mớp Giăng, Châu Thành đó.   Gặp người cùng xứ, chàng lính trẻ Hai Ðức mừng hết lớn :   - Vậy tôi kêu ông ba luôn nghe, ông là ba nuôi tôi vậy !   Họ nhận cha con như vậy đó.   Rồi cha con hủ hỷ. Ba Danh thủng thẳng từng chút một kể cho Hai Ðức nghe chuyện đời mình. Anh Hai Ðức nói thật tiếc vì lúc đó anh chỉ nghe cho vui mà không có ý thức khai thác ông già nhiều hơn.   Về Hà Nội, trung uý Lưu Công Danh được đưa tới gặp Phó Thủ tướng Phan Kế Toại bàn về việc tiếp phái đoàn Ấn Độ, sau đó được bố trí nghỉ tại Bộ Ngoại giao. Ở Hà Nội hơn một tháng không được gặp Bác Hồ, Ba Danh đòi trở về đơn vị. Trước khi đoàn tới ít ngày, Bác Hồ bố trí thời gian gặp Ba Danh. Bác nói :   -  Chính Phủ Ấn chưa hiểu mình nên trong công việc có gây cho Chính phủ ít nhiều khó khăn. Chú có thể giúp cho phái đoàn ta !   - Thưa Bác, cháu thì giúp được gì ạ ?   - Nếu biết cách thì chú giúp được đấy !   - Giúp thế nào, xin Bác chỉ cho cháu. Nếu làm được, cháu sẽ hết sức cố gắng !   - Thế này nhé, chú hút thuốc đi, Bác chỉ vào gói thuốc Ðại Tiền Môn trên bàn, mỉm cười, sau đó nói chậm rãi, có thể bà Tổng thống Praxat sẽ xin gặp chú. Nếu bà Praxat muốn gặp thì chú nên gặp.   - Nhưng thưa Bác, Ba Danh ấp úng, bà ta gặp cháu để làm gì ạ?   - Gặp chú vì chú là Phật sống Ấn Ðộ.   Ba Danh toát mồ hôi, không hiểu ông Cụ nhắc đến Phật sống với ý nghĩa gì. Anh lén ngước nhìn Bác, thấy nét mặc Bác nghiêm trang chân thành, anh cảm thấy yên tâm.   - Thưa Bác !   - Bà Praxat là phật tử, Bác Hồ nói tiếp bằng giọng nhỏ trầm tĩnh, nên rất ngưỡng mộ Phật sống Ấn Ðộ. Vậy nếu bà ấy gặp chú thì rất tốt cho công việc của phái đoàn.   Ba Danh láng máng hiểu ra vấn đề, anh hỏi :   - Thưa Bác, gặp bả cháu phải thế nào ạ ?   - Chú cứ xử sự như trước đây chú tiếp các phật tử. Còn trong câu chuyện, chú cứ nói thật về cuộc đời chú và nhất là vì sao chú lại đi kháng chiến. Nói tới đây Bác cười, chòm râu rung rung, điếu thuốc trên tay Người cũng rung theo. Chú đừng làm chính trị !   Ít ngày sau thì Tổng thống Praxát cùng phái đoàn Ấn Ðộ đến Hà Nội, theo chuyến bay đặc biệt từ Sài Gòn ra. Trong chuyến thăm ngoại giao này, chính phủ Việt Nam có phần bị thất thế so với chính quyền Sài Gòn. Đoàn của Tổng thống Praxat tới Sài Gòn trước rồi mới ra Hà Nội, là chỉ dấu cho thấy Ấn Ðộ nghiêng về phía Ngô Đình Diệm. Báo chí của chính quyền Sài Gòn làm rùm beng chuyện này, coi như thắng lợi lớn của “chính nghĩa quốc gia”. Quả như dự liệu lúc đầu, có một số vấn đề giữa ta và bạn khác quan điểm nên buổi hội đàm thứ nhất diễn ra không suôn sẻ. Trung ương rất lo. Qua câu chuyện hành lang, ta bóng gió cho người Ấn biết là Phật sống Ấn Ðộ Hăcxacôp Chanđra đang ở Hà Nội. Ông rất nhớ đất nước Ấn Ðộ, muốn biết tin tức gia đình. Biết tin này, phu nhân Tổng thống Praxat rất mừng, bà nhờ Đoàn Việt Nam xin tiếp kiến Phật sống.   Hai chiếc xe hơi sang trọng mang cờ Ấn Ðộ tiến vào biệt thự trên đường Quán Thánh bên bờ Hồ Tây. Chiếc xe màu đen dừng lại trên lối đi rải sỏi. Từ ghế đầu, người sĩ quan tuỳ tùng bước xuống mở cửa. Người đàn bà Ấn son sẻ nước da màu đồng hun mặc sary vàng bước ra khỏi xe. Chiếc túi xách nhỏ màu mận chín trong tay, bà nhìn bao quát ngôi biệt thự. Hạt kim cương từ chiếc nhẫn trên ngón tay thon dài phản quang loé sáng. Từ chiếc xe trắng đi sau mang cờ của Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến ở Đông Dương, ba người đàn ông mang đồng phục trắng lần lượt xuống xe. Anh cán bộ lễ tân người Việt hướng dẫn phu nhân Tổng thống cùng các vị khách bước lên tam cấp, qua phòng khách lớn rồi lên cầu thang. Tới một căn phòng cửa mở, hai sĩ quan người Ấn nhanh nhẹn đứng lại hai bên cửa, còn hai người khác tháp tùng phu nhân tổng thống bước vào. Theo thường lệ, anh cán bộ người Việt đi trước dẫn đường. Vừa vào trong phòng, cả ba người khách nước ngoài bước vội lên trước rồi quỳ xuống tấm thảm Ba Tư trải trên sàn, đầu cả ba người cúi sát đất. Không xa trước mặt họ là cái sập gỗ mun khảm trai trải chiếu hoa. Trên đó Phật sống Ba Danh dáng cao lớn, nước da ngăm đen, mặc cà sa màu vàng trong tư thế tọa thiền, hai mắt nhắm lại. Trên cao phía sau ông là bàn thờ Phật với hình Quan Thế âm, những nén nhang cháy toả mùi trầm thơm sâu lắng. Sau khi lạy, cả ba người trong tư thế quỳ, hai tay chắp trước ngực, đầu cúi, mắt nhắm lại vẻ thành kính.   Lúc lâu sau Phật sống mở mắt, nhìn xuống ba phật tử, nói chậm rãi tiếng Hinđu bằng giọng Newdelhi trầm ấm :   - Mừng các con tới đất nước Việt Nam. Thầy ban phước cho các con.  Bữa nay thầy cho các con biết một phần của đời thầy. Chắc các con vẫn nhớ, theo quy định của người tu Phật, sau khi thành Phật, có thời gian hai năm để tế độ chúng sanh thì trở về trời trong giàn lửa. Nhưng năm ấy, thầy đã không về trời theo cách đó vì thầy còn có việc phải làm. Trong đêm thầy được chánh quả, Phật tổ có dạy rằng, sau thời gian ở Ấn Độ, thầy phải về nước Phật giáo sát bên đất nước của thầy để khi nước được độc lập thì về tế độ đồng bào mình. Vậy là theo lời Phật tổ, thầy đã về nước anh em là Miên quốc. Thầy tế độ chúng sinh ở đó. Khi Việt Nam được độc lập thì theo lời Phật tổ, thầy về nước. Nhưng đúng lúc đó thì giặc Pháp trở lại xâm lược. Không còn cách nào khác, thầy phải cùng Chính phủ đánh Pháp cứu chúng sinh, giữ vững nền độc lập cho Việt Nam. Cũng trong đêm thành chánh quả đó, Phật tổ có đem giáo lý đạo Phật truyền cho thầy. Trong những điều thầy được nghe thì chính Phật tổ nói : “Đạo Phật ưa sống hoà bình nhưng nếu có bọn ác tới tàn hại chúng sinh thì phải đánh đuổi chúng đi.” Khi thầy về thì đánh nhau rất ác liệt, Chính phủ Việt Nam lo cho an nguy của thầy nên khuyên thầy trở lại Pnômpênh vì chúng sinh nơi đâu cũng là con của Phật tổ, giúp cho dân Miên cũng là giúp dân Việt. Nhưng thầy xin ở lại để cùng đánh giặc với đồng bào. Đức Phật tổ dạy rằng, không được sát sanh nhưng nếu có kẻ ác muốn giết mình thì phải cùng mọi người đánh lại chúng. Hơn nữa thầy biết rằng, dắt dẫn dân tộc Việt Nam là Hồ Chủ tịch, một vị thánh nhân. Được chiến đấu dù có hy sinh dưới cờ của Bác Hồ cũng là làm tròn Phật sự.   Ba người quỳ nghe một cách thành kính. Im lặng một lúc lâu, ngài nói tiếp :   - Nay đất nước Việt Nam cũng như nước Ấn Độ cùng được độc lập. Thầy rất muốn về thăm lại Ấn Độ. Nhưng Việt Nam mới chỉ độc lập được một nửa. Đồng bào miền Nam còn sống trong áp bức, cho nên cả nước còn phải đấu tranh cho độc lập và thống nhất, đồng bào ai cũng được tự do hạnh phúc. Vì vậy công việc của thầy còn nặng… Nay các con sang Việt Nam cũng là làm công việc theo lời Phật dạy. Giúp người Việt Nam cũng là giúp cho nhân dân Ấn Độ. Rồi chúng sanh hai nước sẽ được sống hoà bình trong tình anh em…   Nói tới đây Phật sống dừng lại. Những vị khách im lặng chờ đợi. Lúc lâu sau không thấy ngài nói nữa, họ ngẩng nhìn lên thì nhận ra Phật sống ngồi im như pho tượng, hai mắt nhắm nghiền…   Lặng lẽ, cả ba người lết bằng đầu gối tới bên sập gụ. Họ khom người tới gần Phật sống, nâng vạt áo cà sa hôn một cách thành kính, sau đó vái ba vái rồi đi lùi ra cửa.   Cuộc hội đàm hôm sau diễn ra thuận lợi không ngờ, nhiều đề xuất của Việt Nam được chấp nhận, tuyên bố chung được ký kết, Tổng thống Praxat mời Bác Hồ sang thăm Ấn Ðộ, mở ra trang mới trong quan hệ Việt Ấn.   Ông Ba Danh rời khỏi đơn vị từ đó. Ít lâu sau anh Hai Ðức chuyển ngành, đi học Trung cấp thuỷ sản tại Hải Phòng. Lâu lâu anh có về Hà Nội thăm cha nuôi.   Năm 1958, sau khi công việc trong nước tạm ổn định, chính phủ Việt Nam tổ chức những chuyến thăm ngoại giao tới nhiều nước trên thế giới do Hồ Chủ tịch dẫn đầu. Lưu Công Danh được tham gia phái đoàn. Tại những nước Phật giáo, Phật sống Lưu Công Danh được quốc vương, chính quyền, giới chính khách và đông đảo phật tử hân hoan chào đón, đem lại uý tín cho chính phủ Việt Nam. Sau chuyến đi nước ngoài trở về, Lưu Công Danh được mời lên gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.   Đại tướng Nguyễn Chí Thanh hỏi :   - Anh có muốn đi học không ?   Không cần suy nghĩ, anh trả lời luôn:   - Dạ muốn.   Anh có nguyện vọng đó vì khi còn nhỏ chỉ được cắp sách tới trường làng. Lớn lên đi tu thì học kinh. Như vậy là anh nhận thức được trình độ anh còn kém. Nhưng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thì nghĩ theo hướng khác. Vì theo cấp đại uý, lúc đó đối với quân đội là hiếm, phải là người lãnh đạo trung đoàn, ít nhứt cũng là tiểu đoàn trưởng. Vậy cần phải đào tạo cho xứng đáng vói cấp bậc của anh.   Chẳng bao lâu sau anh được cấp hộ chiếu đi Liên Xô tu nghiệp tại Học viện quân sự và chính trị của Quân đội Xô-viết. Nhưng gần một năm rồi việc họ tập của anh không tiến bộ đựơc chút nào. Đại sứ quán Việt Nam tại Matxcơva được thông báo về người sinh viên đặc biệt này. Đại sứ Nguyễn Văn Kỉnh đã e ngại rằng vì đồng bào quê hương bị đàn áp khốc liệt nên anh nóng ruột mà không học được. Khi gặp anh, đại sứ Nguyễn Văn Kỉnh đã hết sức đông viên anh cố gắng học tập thành tài rồi trở về Việt Nam chiến đấu giải phóng miền Nam, giành lại độc lập thống nhất cho nước nhà. Anh không cãi điều gì nhưng một học kỳ nữa đã qua, trong các buổi tập thì anh chưa bao giờ bắn đạn thật đựơc trúng mục tiêu. Cho anh thi lại lần thứ hai thì viên đạn của anh bay đi đâu chớ không hề dính được vào bia. Trước sa bàn anh cũng không hề trình bày được các thế trận, không thuyết trình được về các trận đánh dù đã có giáo trình chuẩn bị trước. Anh phải về nước để có hướng đào tạo khác.

DI NGÔN PHẬT SỐNG LƯU CÔNG DANH  của Hà Văn Thùy, mời cả nhà đọc trên http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=437462&mpage=1&key=&#437480.


12 nhận xét:

  1. Chữ nhỏ quá anh ơi ! Em hơi có tuổi nên mắt kém...
    Trả lờiXóa
  2. Em copy ra Word đọc, cũng đọc được 3 trang rồi ! hihi...
    Trả lờiXóa
  3. Phải chi ngày trước em bị gãy chân có người lính già này bó dùm cũng đỡ, làm phải nghỉ dưỡng hết gần 2 tháng...hihi...
    Trả lờiXóa
  4. Những chi tiết trên không được Phật sống kẻ cho nhà báo nữ, đến nay bu mới biết.
    Đã lâu bu nghe tin Hà Văn Thùy viết cái gì đó về Phật Sống. Sách có bán ở Hà Nội Không?

    (vợ Phật sống cháu Gandi mà bu nhớ ra Nê ru hihhuu)
    Trả lờiXóa
  5. Đọc lâu quá nay nhớ lại dần dần
    Nơi ở của Phật là Nghĩa Đô! Nơi ấy nay có đường Hoàng Quốc Việt, có ông bạn thân của bu ở nên nhớ ra HQV luôn, cho đính chính lại
    Trả lờiXóa
  6. Bài này em cũng xin để lúc khác đọc cho thoải mái.
    Trả lờiXóa
  7. Dạo này phổ biến nhiều sách hay ghê anh
    Trả lờiXóa
  8. 2500 truoc, Phat thiet Khong can quan cao
    Tai Sao di quang cao Khong cong cho Phat doi
    Nay ???
    Chan TU ???
    Hui xa TU nhien huong
    Phat song ????? Who told you so
    Trả lờiXóa
  9. Chackadao: Đây là câu chuyện đời lận đận, ly kỳ của một nhân vật lịch sử. Chính cụ Lưu Công Danh khi được đưa về tu ở chùa Quán Sứ, với ngụ ý sau này sẽ lãnh đạo giáo hội cũng cũng từ chối, làm một dân thường, đâu có chuyện quảng cáo gì...

NHAC TIEN CHIEN

http://www.taberd1975.com/tien%20chien/TC.htm
Ảnh của Tran Anh Dung.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Xứ Phật huyền bí

Xứ Phật huyền bí
Nguyễn Hữu Kiệt dịch,Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG I: CẢNH GIỚI CỦA TÂM THỨC

Trong phần đầu của hồi ký này được trình bày trong tập sách “Các bậc chânsư Yogi Ấn Độ”, độc giả đã thấy tôi từ bỏ giấc mộng tầm đạo trên Hy Mã Lạp Sơnnhư thế nào. Đức độ và năng lực cảm hóa của sư phụ tôi đã khiến cho tôi phải hổthẹn mà thấy rằng mình đã hết sức viển vông khi nghĩ đến việc rời xa người đểmong mỏi một sự chứng đạo nơi những động đá vô tri trên núi Tuyết. Sau khi đãthấu triệt và từ bỏ hoàn toàn mọi ý tưởng ra đi, tôi lại quay về dưới chân sưphụ Śrỵ Yukteswar.

– Bạch thầy, con đã về!

Sư phụ yên lặng nhìn tôi với ánh mắt từ hòa khi tôi đến ra mắt người lúc vừatrở về đạo viện. Tuy hết lòng hối tiếc về sự sai lầm đã cãi lời thầy, nhưng tôithực sự yên lòng vì mối giao cảm tôi đã có được trong đêm hôm trước với sư phụnhờ sự giúp sức của Ram Gopal. Tôi biết người đã sẵn lòng cảm thông và tha thứcho tôi. Hơn thế nữa, vẫn thương yêu che chở cho tôi như tự bao giờ.

– Con hãy xuống bếp xem có còn món gì ăn hay không. Con có vẻ mỏi mệt sau mấyngày đi đường.

Mối quan tâm nhỏ nhặt của thầy làm tôi thật sự xúc động. Bây giờ thì tôi hiểulà mình không bao giờ còn có thể rời xa thầy được nữa. Những động đá vô trigiác trên núi Tuyết kia rõ ràng là không thể nào so sánh được với sư phụ đầylòng thương yêu từ ái của tôi.

Tôi tự ý thức được sai lầm của mình, và hình dung rõ thậm chí một người chacũng không dễ tha thứ hoàn toàn cho đứa con ngỗ nghịch dám cãi lời mình ra đivì một ý tưởng sai trái. Vậy mà sư phụ không một lời trách mắng, cũng khôngbiểu lộ chút buồn giận nào đối với tôi. Ngài quả thật là hiện thân vô cùng củalòng từ bi mà người thế gian không sao có thể hiểu hết được.

Khi tôi mang việc này ra hỏi sư phụ, người tươi cười nhìn tôi và nói:

– Mọi tình thương của thế gian thật ra đều có mục đích. Người cha thương connhưng cũng đặt nhiều kỳ vọng ở con mình. Nếu đứa con không làm theo ý mình,người ấy sẽ thấy thất vọng, buồn khổ và hờn giận... Còn ta, ta không hề đặt kỳvọng nơi các con, không muốn các con phải làm điều gì đó nhân danh ta, càngkhông hề lợi dụng các con vào bất cứ mục đích vị kỷ nào khác. Vì thế, các conkhông thể làm cho ta thất vọng. Ngược lại, chỉ có sự hạnh phúc chân thật mà cáccon đạt đến mới thật sự làm cho ta vui sướng mà thôi.

° ° °

Cuộc sống của tôi ở tu viện trở lại bình thường như trước. Nhưng giờ đây tôicảm thấy đức tin của mình vững chãi hơn nhiều. Hơn thế nữa, qua tiếp xúc vớiRam Gopal tôi mới hiểu ra sư phụ tôi hoàn toàn không phải một vị tôn sư bìnhthường như trước kia tôi vẫn tưởng. Tôi biết rằng, ẩn giấu bên trong vẻ ngoàirất giản dị, bình thường của người là một sự chứng ngộ sâu xa mà chỉ những hànhgiả đã đạt đạo mới có thể nhìn thấy được. Tôi đã thấy rõ là Ram Gopal không hềche giấu sự kính trọng sâu xa khi nhắc đến sư phụ tôi.

Tôi dành thời gian nhiều hơn cho việc tham thiền và tiết giảm tối đa những câuchuyện phiếm không cần thiết với những huynh đệ khác trong đạo viện. Tôi cònkhám phá ra một điều là thỉnh thoảng tôi có thể tập trung tư tưởng ngay cả khiđang đi dạo trong vườn cây hoặc ven bờ sông chứ không chỉ trong những lúc ngồiyên thiền định.

...

Tôi có phần nào choáng váng trước những lời dạy này của sư phụ. Quả thật từ xưa nay tôi vẫn tưởng việc ngồi thiền là mục đích của người tu tập. Nhất là trongthời gian gần đây, tôi lại càng chú ý nhiều hơn đến việc ngồi thiền, xem đó làmục tiêu quan trọng nhất của mình! 
 Thầy tôi chờ một chút như để cho tôi kịp lấy lại tinh thần rồi mới thong thảnói tiếp:

– Thiền định là pháp môn vô cùng quý giá để giúp người tu nhanh chóng đạt đếnsự giải thoát. Nhưng nếu người tu tập cố chấp vào phương tiện, lấy đó làm cứucánh của mình, thì thiền định lại trở thành một sợi dây trói buộc còn khó dứtbỏ hơn cả những hệ lụy khác của thế tục, vì rất khó được nhận ra. Nếu hiểu đượcđiều đó, con sẽ thấy việc ngồi thiền dễ dàng hơn, và khi con không ngồi thiềncũng không phải là không ở trong trạng thái giải thoát mọi hệ lụy.

Rồi sư phụ nhìn thẳng vào mắt tôi và nói:

– Nếu con hiểu được những lời ta nói, cuộc đời tu tập của con sẽ không uổngphí.

...
Đến khoảng nửa đêm thì một điều kỳ diệu đã xảy ra với tôi. Trong trạng thái tậptrung tư tưởng gần như hoàn toàn cao độ, tôi có cảm giác thân thể mình bất chợtnhẹ bỗng đi như không còn chút trọng lượng nào. Một lúc sau, không gian quanhtôi sáng dần lên trong một vùng ánh sáng ngày càng rực rỡ, và trong vùng sángyên lặng ấy vạn vật dần hiện ra thật rõ ràng theo đúng với bản chất của chúng.

Thoạt tiên là hàng cây lớn chạy dài từ trước phòng tôi ra cổng tu viện. Trongtrạng thái tinh thần sảng khoái đến khó tả này, tôi nhìn thấy hàng cây hiện rarõ hơn cả trong ánh sáng ban ngày. Hơn thế nữa, tôi còn nhìn thấy được cả nhữngrễ cây lớn nhỏ chằng chịt trong lòng đất, và cả những dòng nhựa đang luânchuyển bên trong mỗi thân cây.

Bên trên bầu trời, những tinh tú cũng hiện rõ trong tầm mắt tôi như cả một thếgiới kỳ diệu đang chuyển động không ngừng mà mỗi mỗi đều tuân theo những quỹđạo nhất định không hề sai lệch. Điều kỳ lạ là ánh sáng tỏa ra từ các vì saogiờ đây như mờ nhạt hẳn đi trong vùng ánh sáng linh diệu tỏa ra từ quanh tôi.

Càng về sau, tôi có cảm giác như thân thể mình ngày càng trở nên rộng lớn mênhmông không giới hạn. Cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng lan rộng khắp châu thân vànhư len lỏi đến từng ngỏ ngách khắp nơi trong vũ trụ. Trong giây phút ấy, tôithấy mình đã hoàn toàn hòa nhập cùng với cả vũ trụ bao la và với cả từng gốccây ngọn cỏ vô tri giác cho đến các loài côn trùng bé bỏng ẩn núp tận tronglòng đất sâu im lặng. Cảm giác an lạc siêu thoát đó tồn tại rất lâu cho đến khitừ trong đêm tối vọng lên những tiếng gà gáy sáng xa xa bên ngoài những bứctường bao quanh đạo viện. Và tuy không còn giữ được trạng thái ấy cho đến sáng,nhưng tôi vẫn còn cảm thấy nhẹ nhàng thư thái trong một tâm trạng mà từ trướcđến nay tôi chưa từng có được.

Sau bữa điểm tâm, tôi tìm lên phòng sư phụ dự định sẽ trình bày với người kinhnghiệm tâm linh mà tôi vừa trải qua. Nhưng khi vừa gặp người, bỗng dưng tôichợt hiểu ra là điều ấy hoàn toàn không cần thiết. Chỉ trong một thoáng, tôibất chợt nhớ lại kinh nghiệm đã trải qua với Ram Gopal lần trước và một tiasáng lóe lên trong trí tôi, tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra đêm qua: Chính sư phụđã giúp tôi trải nghiệm qua một thế giới tâm thức tuyệt vời, cảnh giới của mộtngười đã chứng ngộ mà phải còn lâu lắm tự thân tôi mới có thể đạt đến.

Tôi lặng lẽ đến trước mặt sư phụ và chí thành lễ bái để tỏ lòng biết ơn sâu xađối với những ân huệ mà người đã dành cho tôi.

  • CHƯƠNG I: CẢNH GIỚI CỦA TÂM THỨC
  • CHƯƠNG II: NHỮNG QUYỀN NĂNG KỲ BÍ
  • CHƯƠNG III: NHỮNG LỜI TIÊN TRI
  • CHƯƠNG IV: NHỮNG TRƯỜNG HỢP LẠ LÙNG
  • CHƯƠNG V: MỘT CHUYẾN DU HÀNH
  • CHƯƠNG VI: MỘT TRƯỜNG HỢP CẢI HỐI
  • CHƯƠNG VII: LỄ XUẤT GIA
  • CHƯƠNG VIII: PHÁP MÔN THIỀN ĐỊNH
  • CHƯƠNG IX: THIẾU SINH HỌC ĐƯỜNG
  • CHƯƠNG X: SƯ MẪU KASHI MONI
  • CHƯƠNG XI: NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHỤC SINH
  • CHƯƠNG XII: CUỘC GẶP GỠ TRÊN HY MÃ LẠP SƠN
  • CHƯƠNG XIII: ĐỨC TIN VÀ PHÉP LẠ
  • CHƯƠNG XIV: CHÂN SƯ
  • CHƯƠNG XV: MỘT VỊ THÁNH SỐNG
  • CHƯƠNG XVI: TRUYỀN PHÁP SANG HOA KỲ
  • CHƯƠNG XVII: TRỞ VỀ ẤN ĐỘ
  • CHƯƠNG XVIII: SƯ PHỤ TỪ TRẦN
  • http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/32531-xu-phat-huyen-bi/page__pid__229651#entry229651http://rongmotamhon.net/mainpage/doc-sach-Xu-Phat-huyen-bi-68-2028-online-2.html

    Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

    Di Ngôn Phật Sống Lưu Công Danh








    LỜI NÓI ÐẦU

    Di Ngôn Phật Sống Lưu Công Danh



    Câu chuyện về Phật sống Lưu Công Danh tôi nghe như một thần thoại từ thời thơ ấu. Khi đọc ký sự "Vua Phật Lưu Công Danh đi kháng chiến" của nhà văn Phạm Tường Hạnh, tôi biết thêm nhiều điều nhưng lại cảm thấy tiếc vì Phật sống trong truyện không còn lấp lánh ánh hào quang xưa. Nó bị mài đến tròn trịa khiến tôi cảm tưởng, đó chỉ là bộ xương chứ không phải con người Phật sống huyền thoại. Tôi thấy tiếc phần da thịt tươi rói đã mất đi.
    Bạn bè tôi ở Rạch Giá, những người từng kể cho tôi nghe về Phật sống Ba Danh nói chung chưa thỏa mãn với những gì được viết về Cụ. Các anh nói với tôi: "Ông phải viết, nếu không sẽ uổng!" Nói rồi anh Tư Thạch, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn 307, nhiều năm sau này cùng sống với cụ Ba Danh một con phố, thành người thân và giúp Cụ ít nhiều khi khốn khó, chở tôi đi gặp người này người khác, yêu cầu họ kể. Những người tôi gặp đều ủng hộ tôi đồng thời cũng ra điều kiện nghiêm khắc: Phải viết chân thực!
    Bạn bè giao cho tôi việc thật khó, vì đã có hai cuốn sách viết về Cụ: Ký sự Vua Phật lưu Công Danh đi kháng chiến của nhà văn Phạm Tường Hạnh và cuốn Hồi ký của Phật sống Ba Danh do nhà báo Nguyễn Thị Thanh Xuân ghi. Viết tiếp tránh sao khỏi sự trùng lặp, sẽ mang tiếng đạo văn? Nhưng không viết không đành lòng.
    Trước khi viết những dòng này, tôi về Rạch Giá, đến trước bàn thờ, thắp nén nhang viếng Cụ, cầu mong Cụ yên bình trên cõi Phật và phù hộ cho ngòi bút của tôi.
    Sau khi tập hợp những điều được nghe và ghi chép lại, tôi thấy những gì mình biết có bổ sung ít nhiều so với hai cuốn sách trước, tuy vậy tôi vẫn không thỏa mãn vì cảm thấy còn thiếu điều gì đó rất cơ bản mà không có nó, Ba Danh sẽ thiếu đi những phẩm chất thực sự của Phật sống. Vì vậy suốt thời gian dài tôi không muốn công bố ghi chép của mình.
    Rồi một sự may mắn chợt đến như là cơ duyên, tôi tình cờ gặp lại người bạn thời Kiên Giang mà vì tan đàn xẻ nghé, chúng tôi lạc nhau bằng năm tháng trầm luân của cô Kiều. Ôn lại chuyện thời Rạch Giá, tôi nhắc tới Phật sống Ba Danh cùng cuốn sách dang dở của mình. Không ngờ bạn tôi nói:
    - Tôi với ông Ba có sự tương ngộ đặc biệt. Ông gọi tôi là em và hình như ông chọn tôi để truyền lại di ngôn của ông.
    Mừng hết lớn, tôi vội xin anh kể cho tôi ghi. Anh nói:
    - Ông Ba có nói với tôi là khi ông từ giã thế giới này, mới được công bố những điều ông kể. Nay ông Ba đã đi xa, là lúc nói được rồi. Vậy tôi sẽ về lục những điều đã ghi chép, viết lại cho chính xác rồi đưa cho anh, anh được tùy nghi sử dụng với điều kiện không được nhắc đến tôi.
    Mấy tháng sau bạn tôi trở lại thành phố Hồ Chí Minh, đến thăm và đưa cho tôi mấy chục trang viết tay, trên cuốn tập học trò, chữ rõ ràng, mạch lạc, thứ chữ của những người từng được dạy dỗ chu đáo trong nhà trường thời thuộc địa. Ý anh muốn tôi không được lầm lẫn khi công bố di ngôn của Phật sống. Phần sau của cuốn sách, tôi hầu như chép lại nguyên văn những điều bạn tôi viết.
    Ghi chép của bạn tôi được chia làm ba phần: Lòng ngưỡng mộ của anh với Phật sống Ba Danh; câu chuyện về Phật sống anh được nghe ở Hải Phòng và Di ngôn của Phật sống.
    Câu chuyện nghe kể ở Hải Phòng có thể được coi như một dị bản của huyền thoại về Phật sống lưu truyền trong số cán bộ miền Nam tập kết. Ðáng chú ý nhất là di ngôn của Phật sống. Ðấy có thể coi như một thông điệp đầy ắp thông tin về:
    1 - Sự hình thành và cấu tạo Vũ trụ.
    2- Lịch sử hình thành Trái đất và loài người, vài dự báo về tương lai.
    3- Sự hình thành tôn giáo và nguyên lý của đạo Phật.
    4- Dự báo về sứ mạng và cuộc đời Phật sống Lưu Công Danh.
    Bây giờ mà nói tin hay không tin những "thông điệp" này đều là vội vàng. Nhưng trong kiến văn hạn hẹp của mình, tôi nhận thấy, nếu những điều ghi chép ở đây, ông Phật sống Ba Danh đã "nghe" được ở chùa Tây Phương trong một đêm nào đó gần 70 năm trước (khoảng 1938) là thật thì ngay từ đó những kiến thức về Vụ Nổ Lớn "Big Bang" và hình thành Vũ trụ ông nắm được đã đi trước khoa học mấy chục năm! Lịch sử hình thành Trái đất cũng được phát biểu thật ngắn gọn, trong đó có những điều ta biết và cả những điều chưa ai nói tới: Trái đất có bốn Mặt trăng, ba cái lao vào Trái đất tạo thành 3 biển và khối băng đá khổng lồ lao xuống tạo thành nước… "Thông điệp" cũng đưa ra cách giải thích khác về sự hình thành con người. Trong Di ngôn của Phật sống, nguyên lý của đạo Phật được thể hiện sáng rõ và có những nét mới: vạn vật hoạt động theo quy luật của tự nhiên, ngoài việc truyền bá đức tin, khuyến thiện, Phật không có trách nhiệm và không thể chi phối đến số phận con người. Không có Diêm vương xử tội, cũng không có luân hồi qua nhiều kiếp. Trong Di ngôn của Phật sống, bên cạnh những dự báo xa vời cũng có những dự báo đã ứng nghiệm, như sự tan rã của Liên Xô được báo trước từ năm 1960...
    Tôi cho rằng, cuốn sách này khi ra đời sẽ làm xao động dư luận, sẽ nhiều người tin và càng nhiều người không tin. Nhưng, bằng thái độ trí thức, tôi mong cộng đồng tiếp nhận nó như một tài liệu tham khảo. Cũng mong rằng, khoa học sẽ giải mã tìm ra trong đó những gì hợp lý, những gì sai lầm để bổ sung hay dọn bớt rào gai trên con đường nhận thức tự nhiên và chính mình.
    "Thông điệp" trong cuốn sách này nhiều điều còn ở ngoài tầm hiểu biết của mình nhưng tôi tin là nó chân thực. Một người như ông Lưu Công Danh mà tôi biết không thể bịa tạc ra những kiến thức vượt quá tầm học vấn của mình. Và bạn tôi, người ghi lại lời Phật sống cũng không thể "sáng tác" nổi những điều như thế.
    Bằng tất cả sự trân trọng, tôi xin giới thiệu với bạn đọc.
    Ðể có cuốn sách này, người ghi xin được tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình cụ Lưu Công Danh; nhà văn Phạm Tường Hạnh, nhà báo Nguyễn Thị Thanh Xuân mà chúng tôi có tham khảo và sử dụng một số tư liệu; các ông Ðặng Hữu Thạch, Trần Hữu Ðức, Trần Ngọc Năm… đã cung cấp nhiều tài liệu quý. Ðặc biệt cảm ơn tác giả ẩn danh bạn tôi đã cho phép sử dụng những trang ghi chép vô giá của ông.

    Thành phố Hồ Chí Minh, cuối năm Bính Tuất.








    © tải đăng theo nguyên bản của tác giả gởi từ Sài Gòn ngày 25.08.2008.

    Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

    Sáu mươi sáu câu Phật học làm chấn động thiền ngữ thế giới

    66 câu Phật học làm chấn động thiền ngữ thế giới.


    Sáu mươi sáu câu Phật học làm chấn động thiền ngữ thế giới.
    1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
    2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh. Vì chính tâm anh không buông xuống nỗi.
    3. Anh hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.
    4. Anh phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương anh, anh phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.
    5. Khi anh vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi anh đau khổ, anh hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
    6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
    7. Anh có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
    8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định anh sẽ ân hận.
    9. Khi nào anh thật sự buông xuống thì lúc ấy anh sẽ hết phiền não.
    10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
    11.Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
    12. Anh đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, anh phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính anh.
    13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.
    14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
    15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin anh “ đa khẩu hạ lưu tình”. 16.Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa anh là ai? Giả sử anh bị chó điên cắn anh một phát, chẳng lẽ anh cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
    17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người anh không hề yêu thích.
    18. Mong anh đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.
    19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao anh lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao anh phải chứa đầy những não phiền như vậy?
    20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì anh hiểu nó quá ít, anh không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi anh hiểu sâu sắc, anh sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của anh.
    21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.
    22.Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, anh hiểu chứ?
    23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
    24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.
    25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp anh mới được tự tại.
    26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.
    27. Khi anh thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối anh.
    28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.
    29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.
    30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu anh không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
    31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.
    32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.
    33. Người không tắm sửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.
    34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của anh đi.
    35. Anh cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế anh sẽ rất đau khổ.
    36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.
    37. Nói một lời dối dang thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy? 38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.
    39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
    40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.
    41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.
    42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
    43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên anh cần phải “ tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
    44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính anh.
    45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, anh mới vượt qua hiện thực.
    46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, anh dối người khác được nhưng không bao giờ dối nỗi lương tâm mình.
    47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
    48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?
    49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của anh, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.
    50. Cảm ơn thượng đế với những gì tôi đã có, cảm ơn thượng đế những gì tôi không có.
    51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.
    52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cáng của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
    53. Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
    54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.
    55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.
    56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối anh nhất thời, nhưng nó lại gạt anh suốt đời.
    57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.
    58. Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ này, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.
    59. Nếu anh có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
    60. Anh có nhân sinh quan của anh, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới anh. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được anh. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.
    61. Anh hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì anh cần phải khống chế hiện tại.
    62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh.
    63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.
    64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Anh muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
    65. Thế giới vốn không thuộc về anh, vì thế anh không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.
    66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.