Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Xứ Phật huyền bí

Xứ Phật huyền bí
Nguyễn Hữu Kiệt dịch,Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG I: CẢNH GIỚI CỦA TÂM THỨC

Trong phần đầu của hồi ký này được trình bày trong tập sách “Các bậc chânsư Yogi Ấn Độ”, độc giả đã thấy tôi từ bỏ giấc mộng tầm đạo trên Hy Mã Lạp Sơnnhư thế nào. Đức độ và năng lực cảm hóa của sư phụ tôi đã khiến cho tôi phải hổthẹn mà thấy rằng mình đã hết sức viển vông khi nghĩ đến việc rời xa người đểmong mỏi một sự chứng đạo nơi những động đá vô tri trên núi Tuyết. Sau khi đãthấu triệt và từ bỏ hoàn toàn mọi ý tưởng ra đi, tôi lại quay về dưới chân sưphụ Śrỵ Yukteswar.

– Bạch thầy, con đã về!

Sư phụ yên lặng nhìn tôi với ánh mắt từ hòa khi tôi đến ra mắt người lúc vừatrở về đạo viện. Tuy hết lòng hối tiếc về sự sai lầm đã cãi lời thầy, nhưng tôithực sự yên lòng vì mối giao cảm tôi đã có được trong đêm hôm trước với sư phụnhờ sự giúp sức của Ram Gopal. Tôi biết người đã sẵn lòng cảm thông và tha thứcho tôi. Hơn thế nữa, vẫn thương yêu che chở cho tôi như tự bao giờ.

– Con hãy xuống bếp xem có còn món gì ăn hay không. Con có vẻ mỏi mệt sau mấyngày đi đường.

Mối quan tâm nhỏ nhặt của thầy làm tôi thật sự xúc động. Bây giờ thì tôi hiểulà mình không bao giờ còn có thể rời xa thầy được nữa. Những động đá vô trigiác trên núi Tuyết kia rõ ràng là không thể nào so sánh được với sư phụ đầylòng thương yêu từ ái của tôi.

Tôi tự ý thức được sai lầm của mình, và hình dung rõ thậm chí một người chacũng không dễ tha thứ hoàn toàn cho đứa con ngỗ nghịch dám cãi lời mình ra đivì một ý tưởng sai trái. Vậy mà sư phụ không một lời trách mắng, cũng khôngbiểu lộ chút buồn giận nào đối với tôi. Ngài quả thật là hiện thân vô cùng củalòng từ bi mà người thế gian không sao có thể hiểu hết được.

Khi tôi mang việc này ra hỏi sư phụ, người tươi cười nhìn tôi và nói:

– Mọi tình thương của thế gian thật ra đều có mục đích. Người cha thương connhưng cũng đặt nhiều kỳ vọng ở con mình. Nếu đứa con không làm theo ý mình,người ấy sẽ thấy thất vọng, buồn khổ và hờn giận... Còn ta, ta không hề đặt kỳvọng nơi các con, không muốn các con phải làm điều gì đó nhân danh ta, càngkhông hề lợi dụng các con vào bất cứ mục đích vị kỷ nào khác. Vì thế, các conkhông thể làm cho ta thất vọng. Ngược lại, chỉ có sự hạnh phúc chân thật mà cáccon đạt đến mới thật sự làm cho ta vui sướng mà thôi.

° ° °

Cuộc sống của tôi ở tu viện trở lại bình thường như trước. Nhưng giờ đây tôicảm thấy đức tin của mình vững chãi hơn nhiều. Hơn thế nữa, qua tiếp xúc vớiRam Gopal tôi mới hiểu ra sư phụ tôi hoàn toàn không phải một vị tôn sư bìnhthường như trước kia tôi vẫn tưởng. Tôi biết rằng, ẩn giấu bên trong vẻ ngoàirất giản dị, bình thường của người là một sự chứng ngộ sâu xa mà chỉ những hànhgiả đã đạt đạo mới có thể nhìn thấy được. Tôi đã thấy rõ là Ram Gopal không hềche giấu sự kính trọng sâu xa khi nhắc đến sư phụ tôi.

Tôi dành thời gian nhiều hơn cho việc tham thiền và tiết giảm tối đa những câuchuyện phiếm không cần thiết với những huynh đệ khác trong đạo viện. Tôi cònkhám phá ra một điều là thỉnh thoảng tôi có thể tập trung tư tưởng ngay cả khiđang đi dạo trong vườn cây hoặc ven bờ sông chứ không chỉ trong những lúc ngồiyên thiền định.

...

Tôi có phần nào choáng váng trước những lời dạy này của sư phụ. Quả thật từ xưa nay tôi vẫn tưởng việc ngồi thiền là mục đích của người tu tập. Nhất là trongthời gian gần đây, tôi lại càng chú ý nhiều hơn đến việc ngồi thiền, xem đó làmục tiêu quan trọng nhất của mình! 
 Thầy tôi chờ một chút như để cho tôi kịp lấy lại tinh thần rồi mới thong thảnói tiếp:

– Thiền định là pháp môn vô cùng quý giá để giúp người tu nhanh chóng đạt đếnsự giải thoát. Nhưng nếu người tu tập cố chấp vào phương tiện, lấy đó làm cứucánh của mình, thì thiền định lại trở thành một sợi dây trói buộc còn khó dứtbỏ hơn cả những hệ lụy khác của thế tục, vì rất khó được nhận ra. Nếu hiểu đượcđiều đó, con sẽ thấy việc ngồi thiền dễ dàng hơn, và khi con không ngồi thiềncũng không phải là không ở trong trạng thái giải thoát mọi hệ lụy.

Rồi sư phụ nhìn thẳng vào mắt tôi và nói:

– Nếu con hiểu được những lời ta nói, cuộc đời tu tập của con sẽ không uổngphí.

...
Đến khoảng nửa đêm thì một điều kỳ diệu đã xảy ra với tôi. Trong trạng thái tậptrung tư tưởng gần như hoàn toàn cao độ, tôi có cảm giác thân thể mình bất chợtnhẹ bỗng đi như không còn chút trọng lượng nào. Một lúc sau, không gian quanhtôi sáng dần lên trong một vùng ánh sáng ngày càng rực rỡ, và trong vùng sángyên lặng ấy vạn vật dần hiện ra thật rõ ràng theo đúng với bản chất của chúng.

Thoạt tiên là hàng cây lớn chạy dài từ trước phòng tôi ra cổng tu viện. Trongtrạng thái tinh thần sảng khoái đến khó tả này, tôi nhìn thấy hàng cây hiện rarõ hơn cả trong ánh sáng ban ngày. Hơn thế nữa, tôi còn nhìn thấy được cả nhữngrễ cây lớn nhỏ chằng chịt trong lòng đất, và cả những dòng nhựa đang luânchuyển bên trong mỗi thân cây.

Bên trên bầu trời, những tinh tú cũng hiện rõ trong tầm mắt tôi như cả một thếgiới kỳ diệu đang chuyển động không ngừng mà mỗi mỗi đều tuân theo những quỹđạo nhất định không hề sai lệch. Điều kỳ lạ là ánh sáng tỏa ra từ các vì saogiờ đây như mờ nhạt hẳn đi trong vùng ánh sáng linh diệu tỏa ra từ quanh tôi.

Càng về sau, tôi có cảm giác như thân thể mình ngày càng trở nên rộng lớn mênhmông không giới hạn. Cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng lan rộng khắp châu thân vànhư len lỏi đến từng ngỏ ngách khắp nơi trong vũ trụ. Trong giây phút ấy, tôithấy mình đã hoàn toàn hòa nhập cùng với cả vũ trụ bao la và với cả từng gốccây ngọn cỏ vô tri giác cho đến các loài côn trùng bé bỏng ẩn núp tận tronglòng đất sâu im lặng. Cảm giác an lạc siêu thoát đó tồn tại rất lâu cho đến khitừ trong đêm tối vọng lên những tiếng gà gáy sáng xa xa bên ngoài những bứctường bao quanh đạo viện. Và tuy không còn giữ được trạng thái ấy cho đến sáng,nhưng tôi vẫn còn cảm thấy nhẹ nhàng thư thái trong một tâm trạng mà từ trướcđến nay tôi chưa từng có được.

Sau bữa điểm tâm, tôi tìm lên phòng sư phụ dự định sẽ trình bày với người kinhnghiệm tâm linh mà tôi vừa trải qua. Nhưng khi vừa gặp người, bỗng dưng tôichợt hiểu ra là điều ấy hoàn toàn không cần thiết. Chỉ trong một thoáng, tôibất chợt nhớ lại kinh nghiệm đã trải qua với Ram Gopal lần trước và một tiasáng lóe lên trong trí tôi, tôi hiểu chuyện gì đã xảy ra đêm qua: Chính sư phụđã giúp tôi trải nghiệm qua một thế giới tâm thức tuyệt vời, cảnh giới của mộtngười đã chứng ngộ mà phải còn lâu lắm tự thân tôi mới có thể đạt đến.

Tôi lặng lẽ đến trước mặt sư phụ và chí thành lễ bái để tỏ lòng biết ơn sâu xađối với những ân huệ mà người đã dành cho tôi.

  • CHƯƠNG I: CẢNH GIỚI CỦA TÂM THỨC
  • CHƯƠNG II: NHỮNG QUYỀN NĂNG KỲ BÍ
  • CHƯƠNG III: NHỮNG LỜI TIÊN TRI
  • CHƯƠNG IV: NHỮNG TRƯỜNG HỢP LẠ LÙNG
  • CHƯƠNG V: MỘT CHUYẾN DU HÀNH
  • CHƯƠNG VI: MỘT TRƯỜNG HỢP CẢI HỐI
  • CHƯƠNG VII: LỄ XUẤT GIA
  • CHƯƠNG VIII: PHÁP MÔN THIỀN ĐỊNH
  • CHƯƠNG IX: THIẾU SINH HỌC ĐƯỜNG
  • CHƯƠNG X: SƯ MẪU KASHI MONI
  • CHƯƠNG XI: NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHỤC SINH
  • CHƯƠNG XII: CUỘC GẶP GỠ TRÊN HY MÃ LẠP SƠN
  • CHƯƠNG XIII: ĐỨC TIN VÀ PHÉP LẠ
  • CHƯƠNG XIV: CHÂN SƯ
  • CHƯƠNG XV: MỘT VỊ THÁNH SỐNG
  • CHƯƠNG XVI: TRUYỀN PHÁP SANG HOA KỲ
  • CHƯƠNG XVII: TRỞ VỀ ẤN ĐỘ
  • CHƯƠNG XVIII: SƯ PHỤ TỪ TRẦN
  • http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/32531-xu-phat-huyen-bi/page__pid__229651#entry229651http://rongmotamhon.net/mainpage/doc-sach-Xu-Phat-huyen-bi-68-2028-online-2.html

    Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

    Di Ngôn Phật Sống Lưu Công Danh








    LỜI NÓI ÐẦU

    Di Ngôn Phật Sống Lưu Công Danh



    Câu chuyện về Phật sống Lưu Công Danh tôi nghe như một thần thoại từ thời thơ ấu. Khi đọc ký sự "Vua Phật Lưu Công Danh đi kháng chiến" của nhà văn Phạm Tường Hạnh, tôi biết thêm nhiều điều nhưng lại cảm thấy tiếc vì Phật sống trong truyện không còn lấp lánh ánh hào quang xưa. Nó bị mài đến tròn trịa khiến tôi cảm tưởng, đó chỉ là bộ xương chứ không phải con người Phật sống huyền thoại. Tôi thấy tiếc phần da thịt tươi rói đã mất đi.
    Bạn bè tôi ở Rạch Giá, những người từng kể cho tôi nghe về Phật sống Ba Danh nói chung chưa thỏa mãn với những gì được viết về Cụ. Các anh nói với tôi: "Ông phải viết, nếu không sẽ uổng!" Nói rồi anh Tư Thạch, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn 307, nhiều năm sau này cùng sống với cụ Ba Danh một con phố, thành người thân và giúp Cụ ít nhiều khi khốn khó, chở tôi đi gặp người này người khác, yêu cầu họ kể. Những người tôi gặp đều ủng hộ tôi đồng thời cũng ra điều kiện nghiêm khắc: Phải viết chân thực!
    Bạn bè giao cho tôi việc thật khó, vì đã có hai cuốn sách viết về Cụ: Ký sự Vua Phật lưu Công Danh đi kháng chiến của nhà văn Phạm Tường Hạnh và cuốn Hồi ký của Phật sống Ba Danh do nhà báo Nguyễn Thị Thanh Xuân ghi. Viết tiếp tránh sao khỏi sự trùng lặp, sẽ mang tiếng đạo văn? Nhưng không viết không đành lòng.
    Trước khi viết những dòng này, tôi về Rạch Giá, đến trước bàn thờ, thắp nén nhang viếng Cụ, cầu mong Cụ yên bình trên cõi Phật và phù hộ cho ngòi bút của tôi.
    Sau khi tập hợp những điều được nghe và ghi chép lại, tôi thấy những gì mình biết có bổ sung ít nhiều so với hai cuốn sách trước, tuy vậy tôi vẫn không thỏa mãn vì cảm thấy còn thiếu điều gì đó rất cơ bản mà không có nó, Ba Danh sẽ thiếu đi những phẩm chất thực sự của Phật sống. Vì vậy suốt thời gian dài tôi không muốn công bố ghi chép của mình.
    Rồi một sự may mắn chợt đến như là cơ duyên, tôi tình cờ gặp lại người bạn thời Kiên Giang mà vì tan đàn xẻ nghé, chúng tôi lạc nhau bằng năm tháng trầm luân của cô Kiều. Ôn lại chuyện thời Rạch Giá, tôi nhắc tới Phật sống Ba Danh cùng cuốn sách dang dở của mình. Không ngờ bạn tôi nói:
    - Tôi với ông Ba có sự tương ngộ đặc biệt. Ông gọi tôi là em và hình như ông chọn tôi để truyền lại di ngôn của ông.
    Mừng hết lớn, tôi vội xin anh kể cho tôi ghi. Anh nói:
    - Ông Ba có nói với tôi là khi ông từ giã thế giới này, mới được công bố những điều ông kể. Nay ông Ba đã đi xa, là lúc nói được rồi. Vậy tôi sẽ về lục những điều đã ghi chép, viết lại cho chính xác rồi đưa cho anh, anh được tùy nghi sử dụng với điều kiện không được nhắc đến tôi.
    Mấy tháng sau bạn tôi trở lại thành phố Hồ Chí Minh, đến thăm và đưa cho tôi mấy chục trang viết tay, trên cuốn tập học trò, chữ rõ ràng, mạch lạc, thứ chữ của những người từng được dạy dỗ chu đáo trong nhà trường thời thuộc địa. Ý anh muốn tôi không được lầm lẫn khi công bố di ngôn của Phật sống. Phần sau của cuốn sách, tôi hầu như chép lại nguyên văn những điều bạn tôi viết.
    Ghi chép của bạn tôi được chia làm ba phần: Lòng ngưỡng mộ của anh với Phật sống Ba Danh; câu chuyện về Phật sống anh được nghe ở Hải Phòng và Di ngôn của Phật sống.
    Câu chuyện nghe kể ở Hải Phòng có thể được coi như một dị bản của huyền thoại về Phật sống lưu truyền trong số cán bộ miền Nam tập kết. Ðáng chú ý nhất là di ngôn của Phật sống. Ðấy có thể coi như một thông điệp đầy ắp thông tin về:
    1 - Sự hình thành và cấu tạo Vũ trụ.
    2- Lịch sử hình thành Trái đất và loài người, vài dự báo về tương lai.
    3- Sự hình thành tôn giáo và nguyên lý của đạo Phật.
    4- Dự báo về sứ mạng và cuộc đời Phật sống Lưu Công Danh.
    Bây giờ mà nói tin hay không tin những "thông điệp" này đều là vội vàng. Nhưng trong kiến văn hạn hẹp của mình, tôi nhận thấy, nếu những điều ghi chép ở đây, ông Phật sống Ba Danh đã "nghe" được ở chùa Tây Phương trong một đêm nào đó gần 70 năm trước (khoảng 1938) là thật thì ngay từ đó những kiến thức về Vụ Nổ Lớn "Big Bang" và hình thành Vũ trụ ông nắm được đã đi trước khoa học mấy chục năm! Lịch sử hình thành Trái đất cũng được phát biểu thật ngắn gọn, trong đó có những điều ta biết và cả những điều chưa ai nói tới: Trái đất có bốn Mặt trăng, ba cái lao vào Trái đất tạo thành 3 biển và khối băng đá khổng lồ lao xuống tạo thành nước… "Thông điệp" cũng đưa ra cách giải thích khác về sự hình thành con người. Trong Di ngôn của Phật sống, nguyên lý của đạo Phật được thể hiện sáng rõ và có những nét mới: vạn vật hoạt động theo quy luật của tự nhiên, ngoài việc truyền bá đức tin, khuyến thiện, Phật không có trách nhiệm và không thể chi phối đến số phận con người. Không có Diêm vương xử tội, cũng không có luân hồi qua nhiều kiếp. Trong Di ngôn của Phật sống, bên cạnh những dự báo xa vời cũng có những dự báo đã ứng nghiệm, như sự tan rã của Liên Xô được báo trước từ năm 1960...
    Tôi cho rằng, cuốn sách này khi ra đời sẽ làm xao động dư luận, sẽ nhiều người tin và càng nhiều người không tin. Nhưng, bằng thái độ trí thức, tôi mong cộng đồng tiếp nhận nó như một tài liệu tham khảo. Cũng mong rằng, khoa học sẽ giải mã tìm ra trong đó những gì hợp lý, những gì sai lầm để bổ sung hay dọn bớt rào gai trên con đường nhận thức tự nhiên và chính mình.
    "Thông điệp" trong cuốn sách này nhiều điều còn ở ngoài tầm hiểu biết của mình nhưng tôi tin là nó chân thực. Một người như ông Lưu Công Danh mà tôi biết không thể bịa tạc ra những kiến thức vượt quá tầm học vấn của mình. Và bạn tôi, người ghi lại lời Phật sống cũng không thể "sáng tác" nổi những điều như thế.
    Bằng tất cả sự trân trọng, tôi xin giới thiệu với bạn đọc.
    Ðể có cuốn sách này, người ghi xin được tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình cụ Lưu Công Danh; nhà văn Phạm Tường Hạnh, nhà báo Nguyễn Thị Thanh Xuân mà chúng tôi có tham khảo và sử dụng một số tư liệu; các ông Ðặng Hữu Thạch, Trần Hữu Ðức, Trần Ngọc Năm… đã cung cấp nhiều tài liệu quý. Ðặc biệt cảm ơn tác giả ẩn danh bạn tôi đã cho phép sử dụng những trang ghi chép vô giá của ông.

    Thành phố Hồ Chí Minh, cuối năm Bính Tuất.








    © tải đăng theo nguyên bản của tác giả gởi từ Sài Gòn ngày 25.08.2008.