Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

CÁC LUẬT THƠ TRONG SÁNG TÁC

CÁC LUẬT THƠ TRONG SÁNG TÁC

http://www.vnthidan.com/cac-luat-tho-trong-sang-tac-t981.html

CÁCH HỢP VẬN

Nguyên tắc : vần bằng hợp với vần bằng, vần trắc hợp với vần trắc. (Trong âm nhạc, bằng có thể hợp vận với trắc, thí dụ: nhà hợp vận với nhá).

Âm vận : Cách hợp vận trong thơ không có căn bản ngữ âm (phonetics) nào cả, ở đây tôi chỉ dựa theo cách hợp vận cổ truyền mà phân biệt như sau.

Âm vận có 2 loại toàn vận và bán vận.

Toàn vận : 2 từ chỉ khác nhau về phụ âm đầu. Thí dụ: a) tình, mình, khinh, linh. b) ta, mà, la, tha.

Bán vận : 2 từ khác nhau trong nguyên âm hay trong nguyên âm và phụ âm cuối.

A.- Bán vận trong nguyên âm : Những âm họp thành nhóm sau đây hợp vận với nhau:

1/ a, ă, â, o, ơ, ô, u, ư, oa, ua, ưa. Thí dụ: a) tha, mo, lu, thư, thoa, qùa, cua, thưa. b) lạ, thố, thụ, thóa, qụa, thủa, thửa, lựa. c) chang, rằng, nằm, lầm. d) thôn, mun,

2/ i, e, ê, oe, ue, uê, uy. Thí dụ: a) thi, me, ve, que, quy. b) thí, lẹ, thế, nhuệ. c) thịt, khét, chết. d) em, quen, đêm.

3/ ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, oai, ui, ưi, ươi, uôi. Thí dụ: a) thai, chay, khoai, mòi, thôi, lơi, thui, người, nguôi. b) thái, cậy, mọi, đổi, củi, ngửi, lưới, đuối.

4/ i, uy, uya

5/ ia, uya.

6/ i, e, ê, iê, uyê. Thí dụ: a) tin, men, lên, thiên, thuyền. b) tịt, lét, tết, khiết, khuyết, tuyệt, tiếc, tích.

7/ a (+phụ âm), o (+phụ âm), ô (+phụ âm), u (+phụ âm), ư (+phụ âm), ươ (+phụ âm). Thí dụ: chang, trong, nung, lưng, chương, chuông; trọng, chúng, thượng, chuộng, nướng; nóc, được.

8/ oa (+phụ âm), uâ (+phụ âm), uô (+phụ âm). Thí dụ: a) loan, luân. b) thoát, khoác, luật, thuốc. c) loang, khuôn, chuông, khuân, khuâng.

9/ ao, âu.

10/ eo, oeo, êu, iêu, yêu, iu.

Tóm tắt, nguyên âm chia làm 2 nhóm chính có âm phân biệt: (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ) và (i, y, e, ê) . Nếu 2 nhóm này mà hợp vận với nhau thì bằng cách bắc cầu từ âm nọ qua âm kia, thì bất cứ 2 âm (2 nguyên âm hay 2 nhóm nguyên âm trong một từ) nào cũng có thể hợp vận với nhau.

B. Bán vận trong nguyên âm và phụ âm cuối . Nguyên âm thì theo nguyên tắc trên. Phụ âm cuối có thể thay đổi như sau:

1/ c, ch, t, p. Thí dụ: lắc, trách, tát, chập.

2/ n, nh, m. Thí dụ: a) than, cành, chàm. B) cận, thánh, cám.

3/ n, ng. Thí dụ: a) than, thong, không, thằng. B) cận, thắng, cống.

Thơ tự do rất hợp với bán vận. Trong thể thơ này, vần hợp nhau chan chát (thí dụ: hình, tình) làm câu thơ kém hay.

Ðiều tối kỵ trong âm vận : dùng 2 chữ giống nhau trong 2 vần kế tiếp hay trong 3 câu lục bát kế tiếp, ngoại trừ trường hợp nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh. (Nguyên tắc chung là tránh điệp ngữ). Thí dụ:


Nhà em mái tranh
Trắng giàn dây mơ
Bây giờ hoa cũ
Rụng hoài trong mơ (Phạm thiên Thư - Giàn mơ)