Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Họa thơ với bác Thiên Sứ

Được gửi từ Yahoo Mail trên Android Từ:"Anh dung Tran" Ngày:T.4, 15 Th7, 2015 lúc 17:32 Chủ đề:BÊN SUỐI THƠ HỒNG LHĐP Thứ bảy, 30/06/2012 | 19:29 BÊN SUỐI THƠ HỒNG . GIẤC MƠ HOA 1. Về đây hồi tuởng giấc mơ hoa . Nắng lụa đường xưa quyện gót ngà . Mắt biếc khát khao mầu hạ trước . Môi hồng héo hắt ánh xuân qua . Trăng treo đầu núi dư âm thoảng . Sao rụng ngang trời dấu lệ sa . Mây xám giăng giăng mờ lối cũ . Ðêm ngân dạ khúc khắp thiên hà. GIẤC MƠ HOA 2. Đêm ngân dạ khúc khắp thiên hà. Dìu dặt tơ lòng cung bậc xa. Nguyệt rạng hồn hoa xưa lộng lẫy. Nhật soi phận liễu cũ kiêu sa . Cô phòng kẻ ở đầy lưu luyến. Lữ thứ người đi có thiết tha. Cánh én chưa về xuân mãi đợi . Sông thương còn nặng nợ phù sa . GIẤC MƠ HOA 3 . Sông thương còn nặng nợ phù sa. Con nước vơi đầy năm tháng qua. Bao chuyến đò chiều xuôi bến vắng . Diều xanh từng cánh khuất bờ xa . Giữa rừng mơ đỏ ngùi thân liễu . Bên suối thơ hồng tủi phận hoa. Phím mộng tơ trùng muôn điệu vỡ. Nghe hồn xuân muộn mãi thăng hoa . GIẤC MƠ HOA 4 . Nghe hồn xuân muộn mãi thăng hoa. Đêm trắng cô liêu bóng nguyệt hòa. Rụng cánh xuân thì bên suối mộng. Tàn mầm xuân sắc dưới đồi hoa . Thiên thu sỏi đá say tình ngọc . Hoa cỏ trăm năm lịm giấc ngà . Hương phấn phai tàn năm tháng tận . Sầu miên vời vợi khúc huyền ca . GIẤC MƠ HOA 5. Sầu miên vời vợi khúc huyền ca. Phiến lá tình yêu lạc biển hoa . Tiềm thức khơi dòng mơ nghiệt ngã . Tâm tư chìm nẻo mộng phôi pha . Hoa sầu rụng trắng thềm thương hận . Cánh biếc rơi vàng lối vị tha . Một đoá hồng phai trên đỉnh nhớ . Tình như sương khói lạnh cung ngà . GIÁC MƠ HOA 6 . Tình như sương khói lạnh cung ngà . Cổ tích một thời xuân đã qua. Tà áo lụa phai vàng cố quận . Nụ tầm xuân biếc buốt giang hà. Non thề dào dạt ngàn âm cũ . Suối mộng êm đềm muôn điệu xưa . Hoài niệm ngày xanh đêm nguyệt khuyết . Xuân hồng đã lỡ một mùa xa. mayngan2 Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ bảy, 30/06/2012 | 19:33 A.T.N likes this Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #2 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #2 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ bảy, 30/06/2012 | 21:13 Kính bác Mây Ngàn. Thiên Sứ tôi tự thấy tài hèn, không dám gọi là họa thơ với bác. Nhưng đọc những bài thơ của bác, tự nhiên cảm xúc và ứng tác bài này. Mong bác lượng thứ. Non Hồng, núi Lĩnh nước non xa. Chim Việt cành Nam nỗi nhớ nhà. Hồ Động Đình xưa con sóng vắng. Sông Tương đâu tiếng Việt nhân ca. Ngàn thu dâu bể chau mày liễu. Một thuở nghiêng trời nhớ Nữ Oa. Ngùi ngậm cung đàn dâng nửa khúc. Chạnh buồn trăng nước khúc tiêu sa. A.T.N likes this Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #3 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #3 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ bảy, 30/06/2012 | 23:46 Kính bác Thiên Sứ Mayngan tôi rất khâm phục tài và tâm của bác .Cảm ơn bác về bài thơ ứng tác của bác Chúc bác nhiều sức khỏe trên đường tìm sự minh triết BẠN QUÝ Bạn hiền bạn quý thế nhân mong Vật chất nào mua được tấm lòng Kính chén trà thơm ngời sắc biếc Dâng ly rượu nóng ánh mầu son Đợi người tri kỷ nơi thôn vắng Tìm kẻ tri âm giữa phố đông Đây chén tâm tư cùng cạn ý Bên lầu phong nguyệt ngắm trăng trong mayngan Thiên Sứ likes this Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #4 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #4 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ ba, 03/07/2012 | 19:16 Kính bác Mây Ngàn. Đa tạ bác vì những nhận xét của bác giành cho tôi. Chỉ vì cảm xúc trước chân lý bị vùi dập mà chẳng quản tài hèn cũng múa may mà thôi. Cũng xin cảm tác vì bài thơ của bác: BẠN QUÝ ........................Chuyện không hợp ý cười thêm gượng. ........................Đời thiếu tri âm sống cũng thừa. ..........................................................Ngân Giang Một đời hồ hải kiếp long đong. Còn có chi đâu - Một tấm lòng. Đã lạnh song thu buồn mắt biếc. Đành trao thiên cổ mảnh hồn son. Tìm đâu tri kỷ trong chiều vắng? Lạc điệu cung đàn chốn chợ đông. Cười gượng chuyện đời không hợp ý. Bên mình chiếc bóng dưới trăng trong. Cảm ơn bác chia sẻ A.T.N and mayngan đã thích điều này Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #5 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #5 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ tư, 04/07/2012 | 00:53 Kính bác Mây Ngàn. Hôm nay tôi cũng nhiều vương vấn tâm sự. Đọc lại những bài thơ của bác, cũng xin cảm tác cho vơi những sầu muộn, không dám gọi là họa thơ. Mong bác cảm thông. GIẤC MƠ HOA ...........................Quân tại Tương Dương đầu. ...........................Thiếp tại Tương Dương vĩ. ...........................Tương tư bất tương kiến. ...........................Đồng ẩm tương giang thùy ............................................................Cổ thi Nhớ thời ngây ngất mộng bên hoa. Bóng nguyệt đung đưa dưới gót ngà. Suối tóc buông lơi muôn kiếp trước. Sóng tình chết lặng khóe thu ba. Đường xưa còn chút dư hương thoảng! Bến nước đâu rồi dấu lệ sa? Muôn nẻo lá rơi mùa thu cũ. Nhịp cầu Ô thước lạnh Ngân hà. * Nhịp cầu Ô Thước lạnh Ngân hà. Ngấn lệ trời Ngâu mưa móc xa. Vũ khúc Nghê thường xưa lộng lẫy. Rươu Quỳnh nâng chén nét kiêu sa. Thiên Thai cõi nhớ đầy lưu luyến? Đào nguyên một thuở vẫn thiết tha. Chốn cũ Bồng Lai người có đợi? Sông Tương ngơ ngác đọng phù sa. * Sông Tương ngơ ngác đọng phù sa. Ngũ Lĩnh mây buồn hờ hững qua. Khuất nẻo ngàn thu trong cõi vắng. Chìm trong nỗi nhớ cánh hạc xa. Cuối sông giặt lụa thân bồ liễu Đầu núi ngậm ngùi xót kiếp hoa. Muôn lớp sóng xô màu nguyệt vỡ. Phù vân mây trắng khóc phôi pha. * Phù vân mây trắng khóc phôi pha. Bóng Nguyệt cô liêu giữa thái hòa. Người cũ đâu về ru cõi mộng. Hồn xưa Trang tử nép bên hoa. Lầu son một thuở dâng ly ngọc. Tan nát tình ai dưới lệ ngà. Sỏi đá ngàn thu tình bất tận. Nhân gian sầu đọng khúc thu ca. * Nhân gian sầu đọng khúc thu ca. Ngọc đá dâng buồn mộng dưới hoa. Giọt lệ ngàn xưa rơi lã chã. Cung đàn chợt lặng giữa phôi pha. Biển Đông trai ngọc thiên tình hận. Kinh Bắc suối vàng nỗi thiết tha. Thiên cổ diễm tình phai sắc nhớ. Ngàn năm ly biệt lạnh trăng ngà. * Ngàn năm ly biệt lạnh trăng ngà. Tiếng quạ kêu buồn chinh chiến qua. Gió hú thê lương hồn tử sĩ. Tình câm hóa đá khóc sơn hà. Thở than chi để buồn thu cũ. Trăn trở còn đâu nỗi thiết tha. Muôn kiếp tha nhân thiên cổ hận. Tình đời ôm mãi mộng dưới hoa. A.T.N likes this Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #6 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #6 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ tư, 04/07/2012 | 10:43 Kính bác Thiên Sứ Rất cảm ơn bài thơ cảm tác của bác Chân lý rồi cũng sẽ là chân lý vì đã được minh định trong nhiều bằng chứng khảo cổ,nghiên cứu Vấn đề chỉ là thời gian . Xin mạn phép kính bác bài thơ sau TRI ÂM TRI KỶ . Đợi người thi hoạ vẫn hoài mong. Dốc cả tâm tư cạn nỗi lòng . Tri kỷ trải hồn phơi ý thắm. Tri âm hết dạ nối tình son . Thảo nguyên sánh bước đùa mây hạ. Biển cả hợp chèo cợt gió đông. Hòa gánh thơ hoa muôn điệu vút. Dòng đời xuôi mãi một dòng trong. MAYNGAN A.T.N likes this Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #7 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #7 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ năm, 05/07/2012 | 18:17 Kính bác Mây Ngàn. Cũng vì nhiều tâm sự, nên cảm tác bài thơ của bác. Mong bác lượng thứ. TRI ÂM TRI KỶ Cảm tác Tri âm đâu nữa mãi trông mong. Réo rắt đàn xưa khắc khoải lòng. Đập vỡ hồ cầm vương lệ thắm. Nát tan muôn thuở tấm lòng son. Lá vàng sao nỡ rơi trong Hạ? Đào thắm gượng cười tiễn gió Đông. Hiu hắt bên đồi thông vi vút. Hững hờ nước chảy một dòng trong. * Sông Thương bên đục bên trong. Con đò vắng khách, bên dòng cô liêu. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #8 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #8 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ bảy, 07/07/2012 | 14:55 Kính bác Thiên Sứ. Bác lúc nào cũng tất bật với những học thuật ,lý thuyết.Sức làm việc thật kính nể . Xin kính bác bài thơ . NHỚ BẠN . Ngồi buồn nhớ bạn mãi khôn nguôi . Một thuở hoa niên mây nước trôi . Nơi ấy ai đang suy cuộc sống . Chốn này ta mải ngẫm canh đời . Đào nguyên trần thế được bao chỗ. Cực lạc nhân gian có mấy nơi . Một thoáng hương xưa ngùi dĩ vãng. Trầm ngâm hồi tưởng tiếng xuân rơi. mayngan2. Tệp tin đính kèm IMG_2219.JPG 83,99KB 11 Số lượt tải về Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ bảy, 07/07/2012 | 15:07 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #9 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #9 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ tư, 18/07/2012 | 15:40 TÌNH VIỄN XỨ . Hồn nước ru hồn khách viễn phương . Ta nghe sông núi chuyển bên đường . Vẫn say bao tiếng ban sơ vọng . Mãi thắm những lời thơ ấu vương. Đất mẹ còn xanh lòng viễn xứ. Quê cha luôn đỏ dạ ly hương. Một dòng ký ức reo hồn nước . Hồn nước ru hồn khách viễn phương . mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #10 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #10 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ bảy, 21/07/2012 | 22:37 Kính bác Mây Ngàn. Xin gửi bác mấy vần tâm sự, cảm tác từ bài thơ của bác. Cảm ơn bác chia sẻ. NHỚ BẠN .................................Đừng rơi! Đừng rơi lá ơi! .................................Có ai góc biển chân trời nhớ nhau... ......................................................Ngân Giang. Ngàn thu lá rụng chẳng ngoai nguôi. Ai nhớ tình ai biệt cuối trời? Chợt tiếng đàn cao ngân nửa khúc.(*) Bỗng buồn tâm trạng gửi bên đời. Chốn đây ngấn nước ươm trăng bạc Đâu mùa cô tịch cánh vàng rơi? Độc ẩm bên song lòng lữ thứ. Lẻ loi tiếng nhạn khóc chơi vơi. ==================== * Tích cũ: Đang chơi đàn, chợt ngân tiếng cao tất có quý nhân nghĩ đến mình. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #11 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #11 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ tư, 25/07/2012 | 19:02 Kính bác Thiên Sứ: Cảm tác theo tâm sự. Kính mong bác cảm thông . TÂM TƯ . Lẻ loi tiếng nhạn khóc chơi vơi. Ai thấu tâm tư tỏ chuyện đời. Phong thủy luận bàn tê chót lưỡi . Địa linh dẫn giải nóng đầu môi. Càn khôn luân chuyển ai nào tận . Vũ trụ xoay vần khó kẻ hay . Tạo hóa biến thiên,Việt độn toán. Ngọn nguồn chân lý mãi đầy vơi . mayngan Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ tư, 25/07/2012 | 19:04 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #12 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #12 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ tư, 25/07/2012 | 21:56 'mayngan', on 25 Jul 2012 - 19:02, said: Kính bác Thiên Sứ: Cảm tác theo tâm sự.Kính mong bác cảm thông TÂM TƯ Lẻ loi tiếng nhạn khóc chơi vơi Ai thấu tâm tư tỏ chuyện đời Phong thủy luận bàn tê chót lưỡi Địa linh dẫn giải nóng đầu môi Càn khôn luân chuyển ai nào tận Vũ trụ xoay vần khó kẻ hay Tạo hóa biến thiên,Việt độn toán Ngọn nguồn chân lý mãi đầy vơi mayngan Cảm ơn bác Mây Ngàn đã chia sẻ. Đọc bài thơ bác lại chạnh lòng nghĩ tới Việt sử 5000 năm văn hiến, mãi mịt mù trong sự vô cảm của con người. Buồn trông cánh nhạn giữa chơi vơi. Chợt lắng tâm tư ngán chuyện đời. Thật giả khó phân đôi mắt trắng. Thâm đen che đậy chút son môi. Tốn Khôn đổi chỗ ai tường tận? Thủy Hỏa xoay vần mấy kẻ thôi! Chân lý còn đâu ngàn năm cũ? Muôn thu buồn mãi lá thu rơi. * Mây ngàn ngun ngút bên trời. Ngậm ngùi cánh gió bên đời phiêu du..... TÂM TƯ. Cảm tác Ai thấu tâm tư ngỏ chuyện đời? Càn Khôn lưu chuyển giữa chơi vơi. Đoài Ly hoán đổi sầu thiên cổ. Thủy Hỏa xoay vần khóc đơn côi. Đàn lợn Đông Hồ tình nhật nguyệt. Cóc Trê Khoa Đẩu ngập mây trời. Về đâu dòng nước thiên thu cũ. Vằng vặc Ngân Hà bóng nguyệt trôi. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #13 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #13 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ năm, 26/07/2012 | 09:07 Kính bác Thiên Sứ Hơn 60 năm trước đã có một cụ từng họa thơ với nữ thi sĩ Ngân Giang,mayngan tôi đã từng tiếp kiến ,nghe cụ ấy kể về giai thoại đó và đã có kẻ vì mến mộ mà cảm tác bài thơ sau . CẢM TÁC DÒNG SÔNG BẠC. Mây cuối trời bay vệt khói hương . Chiều sông sóng dạt,dạt lên đường . Người đau người cũ mơ mơ mắt . Non nhớ thơ xưa thoáng thoáng sương . Tao nhã còn tươi ngàn vạn chữ . Tài hoa vẫn thắm mấy nghìn chương. Một dòng sông bạc chiều loang nắng . Sóng chớp muôn trùng bao cảm thương . Mây chiều. Bài thơ này sợ để lâu sẽ phai dần theo ký ức nên mạn phép bác Thiên Sứ xin được lưu ở đây Trân trọng Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ năm, 26/07/2012 | 09:12 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #14 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #14 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ năm, 26/07/2012 | 12:07 'mayngan', on 26 Jul 2012 - 09:07, said: Kính bác Thiên Sứ Hơn 60 năm trước đã có một cụ từng họa thơ với nữ thi sĩ Ngân Giang,mayngan tôi đã từng tiếp kiến ,nghe cụ ấy kể về giai thoại đó và đã có kẻ vì mến mộ mà cảm tác bài thơ sau CẢM TÁC DÒNG SÔNG BẠC Mây cuối trời bay vệt khói hương Chiều sông sóng dạt,dạt lên đường Người đau người cũ mơ mơ mắt Non nhớ thơ xưa thoáng thoáng sương Tao nhã còn tươi ngàn vạn chữ Tài hoa vẫn thắm mấy nghìn chương Một dòng sông bạc chiều loang nắng Sóng chớp muôn trùng bao cảm thương Mây chiều Bài thơ này sợ để lâu sẽ phai dần theo ký ức nên mạn phép bác Thiên Sứ xin được lưu ở đây Trân trọng Cảm ơn bác Mây Ngàn đã lưu bài thơ kỷ niệm với thi sĩ Ngân Giang - mẹ tôi. Cảm hứng với bài thơ kỷ niệm của nhà thơ Mây Chiều, tôi xin cảm tác mấy vần tâm sự vì anh linh của người mẹ và là nữ sĩ vang bóng một thời. DÒNG SÔNG BẠC Ngân giang lạnh lẽo một trời vương. Ô Thước ru buồn mấy độ thương. Chiều tím che nghiêng chân trời tím. Đêm sương tịch mịch phủ màn sương. Ngẩn ngơ vầng nguyệt trôi sông vắng. Thơ thẩn trần ai cảnh đoạn trường. Lấp lánh muôn sao ru ngấn lệ. Thu ba sông bạc dội vô thường. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #15 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #15 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ năm, 16/08/2012 | 12:05 Kính bác Thiên Sứ mayngan tôi vừa về thăm quê cũ theo tiếng gọi tâm linh nên hôm nay mới phúc đáp những bài họa của bác Mong bác thông cảm Kính bác Thiên Sứ Hơn 60 năm trước đã có một cụ từng họa thơ với nữ thi sĩ Ngân Giang,mayngan tôi đã từng tiếp kiến ,nghe cụ ấy kể về giai thoại đó và đã có kẻ vì mến mộ mà cảm tác bài thơ sau CẢM TÁC DÒNG SÔNG BẠC Mây cuối trời bay vệt khói hương Chiều sông sóng dạt,dạt lên đường Người đau người cũ mơ mơ mắt Non nhớ thơ xưa thoáng thoáng sương Tao nhã còn tươi ngàn vạn chữ Tài hoa vẫn thắm mấy nghìn chương Một dòng sông bạc chiều loang nắng Sóng chớp muôn trùng bao cảm thương Mây chiều Bài thơ này sợ để lâu sẽ phai dần theo ký ức nên mạn phép bác Thiên Sứ xin được lưu ở đây Trân trọng Cảm ơn bác Mây Ngàn đã lưu bài thơ kỷ niệm với thi sĩ Ngân Giang - mẹ tôi. Cảm hứng với bài thơ kỷ niệm của nhà thơ Mây Chiều, tôi xin cảm tác mấy vần tâm sự vì anh linh của người mẹ và là nữ sĩ vang bóng một thời. DÒNG SÔNG BẠC Ngân giang lạnh lẽo một trời vương. Ô Thước ru buồn mấy độ thương. Chiều tím che nghiêng chân trời tím. Đêm sương tịch mịch phủ màn sương. Ngẩn ngơ vầng nguyệt trôi sông vắng. Thơ thẩn trần ai cảnh đoạn trường. Lấp lánh muôn sao ru ngấn lệ. Thu ba sông bạc dội vô thường. Kính bác Tôi cần phải đưa thêm bài thơ của nữ sĩ Ngân Giang NẮNG CHẾCH CHIỀU TÀN Hoa rụng không về một nẻo hương Ngồi đây quán vắng,vắng bên đường Gió đông hắt lạnh đôi gò má Chiều quạnh buông dài những giọt sương Sớm tối vài ba đồng vốn liếng Tháng ngày dăm bẩy khách văn chương Ôi,năm cứ hết,xuân không hẹn Vực cát chân cầu bỗng xót thương Mùa đông 1970 Ngân Giang Kính bác Thiên Sứ Tôi lục tìm mãi mới ra bài thơ NẮNG CHẾCH CHIỀU TÀN của nữ sĩ Ngân Giang mà nhà thơ Mây chiều đã cảm tác Trân trọng Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #16 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #16 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ năm, 16/08/2012 | 12:19 TÌNH KHÚC1 . Ngàn thông bát ngát tuyết bay bay. Ngả ngả nghiêng nghiêng cánh hạc say. Gió núi thổi xanh thề hẹn trước . Hoa trời rụng trắng mộng mơ này . Trà kia nào đượm hương thanh thoát . Rượu đó có nồng vị ngất ngây . Châu ngọc buồn rơi ngày tuyết lạnh . Mây ngàn bay mãi tận ngàn mây . Mây chiều . TÌNH KHÚC 2 . Ngàn thông thấp thoáng ánh trăng lan . Tịch mịch cô liêu tiếng vạc tàn. Đêm trắng thề nguyền trôi biển Bắc . Ngày hoang ước nguyện trải sông Ngân . Hồn cầm réo rắt buồn hoang mạc . Tình khúc thiết tha buốt đại ngàn. Thả cánh thơ say lay bóng nguyệt. Trăng xưa trầm tưởng áng mây tan . mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #17 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #17 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ năm, 16/08/2012 | 19:12 'mayngan', on 16 Aug 2012 - 12:05, said: Kính bác Thiên Sứ mayngan tôi vừa về thăm quê cũ theo tiếng gọi tâm linh nên hôm nay mới phúc đáp những bài họa của bác Mong bác thông cảm Kính bác Thiên Sứ Hơn 60 năm trước đã có một cụ từng họa thơ với nữ thi sĩ Ngân Giang,mayngan tôi đã từng tiếp kiến ,nghe cụ ấy kể về giai thoại đó và đã có kẻ vì mến mộ mà cảm tác bài thơ sau CẢM TÁC DÒNG SÔNG BẠC Mây cuối trời bay vệt khói hương Chiều sông sóng dạt,dạt lên đường Người đau người cũ mơ mơ mắt Non nhớ thơ xưa thoáng thoáng sương Tao nhã còn tươi ngàn vạn chữ Tài hoa vẫn thắm mấy nghìn chương Một dòng sông bạc chiều loang nắng Sóng chớp muôn trùng bao cảm thương Mây chiều Bài thơ này sợ để lâu sẽ phai dần theo ký ức nên mạn phép bác Thiên Sứ xin được lưu ở đây Trân trọng Cảm ơn bác Mây Ngàn đã lưu bài thơ kỷ niệm với thi sĩ Ngân Giang - mẹ tôi. Cảm hứng với bài thơ kỷ niệm của nhà thơ Mây Chiều, tôi xin cảm tác mấy vần tâm sự vì anh linh của người mẹ và là nữ sĩ vang bóng một thời. DÒNG SÔNG BẠC Ngân giang lạnh lẽo một trời vương. Ô Thước ru buồn mấy độ thương. Chiều tím che nghiêng chân trời tím. Đêm sương tịch mịch phủ màn sương. Ngẩn ngơ vầng nguyệt trôi sông vắng. Thơ thẩn trần ai cảnh đoạn trường. Lấp lánh muôn sao ru ngấn lệ. Thu ba sông bạc dội vô thường. Kính bác Tôi cần phải đưa thêm bài thơ của nữ sĩ Ngân Giang NẮNG CHẾCH CHIỀU TÀN Hoa rụng không về một nẻo hương Ngồi đây quán vắng,vắng bên đường Gió đông hắt lạnh đôi gò má Chiều quạnh buông dài những giọt sương Sớm tối vài ba đồng vốn liếng Tháng ngày dăm bẩy khách văn chương Ôi,năm cứ hết,xuân không hẹn Vực cát chân cầu bỗng xót thương Mùa đông 1970 Ngân Giang Kính bác Thiên Sứ Tôi lục tìm mãi mới ra bài thơ. NẮNG CHẾCH CHIỀU TÀN của nữ sĩ Ngân Giang mà nhà thơ Mây chiều đã cảm tác Trân trọng Cảm ơn bác Mây Ngàn đã tìm lại được bài thơ của mẹ tôi. Cũng vào khoảng thời gian ấy, tôi có về thăm bà. Bà sống bằng nghề bán trà 5 xu. Nhưng suốt ngày chỉ văn chương - như chính bài thơ trên đã nói tới. Tiền bán trà còn hay mất, ít hay nhiều bà không quan tâm. Tôi thấy bà rất nghèo. Bởi vậy tôi xót ruột và nói với mẹ tôi: "Sao mẹ nghèo mãi thế?". Mẹ tôi cười trả lời tôi: "Nếu mẹ muốn giàu thì giàu lâu rồi. Để làm giàu mẹ không cần phải có chí thông minh". Nhờ câu nói của mẹ tôi mà tôi chợt ngộ ra chân lý đích thực của cuộc đời. Tiền không phải mục đích cuối cùng của con người. Ngày ấy tôi chỉ là gã thanh niên mới lớn. Thấy người ta làm gì cũng bắt chước mà thôi. Cũng có lần những va chạm cuộc đời làm tôi chán nản. Tôi than với mẹ tôi: "Con chán đời qua mẹ ạ!" Lúc ấy tôi còn nhớ, bà đang đọc cuốn thơ của ai đó. Nghe tôi nói bà ngước mắt nhìn tôi qua cái gọng kính, tỏ vẻ ngạc nhiên:" Ơ! Cái thằng này nói gì lạ vậy? Tao lại cứ tưởng đời nó chán mày lâu rồi chứ!". Tôi có nhiều kỷ niệm với mẹ tôi, mặc dù lâu mới gặp lại bà. Bởi vậy, được bác cho biết bài thơ một thời kỷ niệm này , tôi rất cảm ơn bác. Nhớ độ hoa còn ấp ủ hương. Sắc tài hồ dễ mấy ai đương. Một cười trăng nước như nghiêng ngả. Ngày bước chân đi...ấy đoạn trường. Ngân Giang Đấy là tâm sự của mẹ tôi. Qua cuộc đời của bà và của chính bản thân, tôi mới nhận thấy được định mệnh - được hiểu là những quy luật chi phối con người và vũ trụ - mới khắc nghiệt làm sao. Bởi vậy, sự phiêu du của một kiếp người, bất lực trước tự nhiên thì đành phải tìm vào những giá trị nội tâm mà thôi. Tuần Triệt likes this Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #18 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #18 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ năm, 16/08/2012 | 21:15 Kính bác Mây Ngàn. Cảm xúc với những kỷ niệm xưa tàn phai theo thời gian, tôi xin mạo muội cảm tác hai bài thơ của tiền bối Mây Chiều và của bác. TÌNH KHÚC 1 Mây chiều Ngàn thông bát ngát tuyết bay bay Ngả ngả nghiêng nghiêng cánh hạc say Gió núi thổi xanh thề hẹn trước Hoa trời rụng trắng mộng mơ này Trà kia nào đượm hương thanh thoát Rượu đó có nồng vị ngất ngây Châu ngọc buồn rơi ngày tuyết lạnh Mây ngàn bay mãi tận ngàn mây TÌNH KHÚC 1 Cảm tác Vạt nắng nghiêng chiều cánh hạc bay. Nước trời thu cũ một màu say Ngàn mây thổn thức lời thề hẹn Gió núi ru buồn khúc đắng cay. Gót ngọc phiêu du mùa lá rụng. Lệ ngà buông nhớ chợt dâng đầy. Người đi gửi lại màu thu chết. Để lạnh trong ai giữa chốn này. TÌNH KHÚC 2 mayngan Ngàn thông thấp thoáng ánh trăng lan Tịch mịch cô liêu tiếng vạc tàn Đêm trắng thề nguyền trôi biển Bắc Ngày hoang ước nguyện trải sông Ngân Hồn cầm réo rắt buồn hoang mạc Tình khúc thiết tha buốt đại ngàn Thả cánh thơ say lay bóng nguyệt Trăng xưa trầm tưởng áng mây tan TÌNH KHÚC 2 Cảm tác Ngậm ngùi sóng nước ánh trăng tan. Tiếng quạ kêu sương bóng nguyệt tàn. Bến cũ, đò xưa tình khắc khoải. Cây đa, giếng ấy dạ miên man. Về đâu sương khói muôn thu trước. Còn đấy rêu phong ngập tiếng đàn. Cõi thế bao lần ru tiễn biệt Một trời buông lạnh gót quan san. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #19 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #19 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Chủ nhật, 19/08/2012 | 16:36 'Thiên Sứ', on 16 Aug 2012 - 19:12, said: Cảm ơn bác Mây Ngàn đã tìm lại được bài thơ của mẹ tôi. Cũng vào khoảng thời gian ấy, tôi có về thăm bà. Bà sống bằng nghề bán trà 5 xu. Nhưng suốt ngày chỉ văn chương - như chính bài thơ trên đã nói tới. Tiền bán trà còn hay mất, ít hay nhiều bà không quan tâm. Tôi thấy bà rất nghèo. Bởi vậy tôi xót ruột và nói với mẹ tôi: "Sao mẹ nghèo mãi thế?". Mẹ tôi cười trả lời tôi: "Nếu mẹ muốn giàu thì giàu lâu rồi. Để làm giàu mẹ không cần phải có chí thông minh". Nhờ câu nói của mẹ tôi mà tôi chợt ngộ ra chân lý đích thực của cuộc đời. Tiền không phải mục đích cuối cùng của con người. Ngày ấy tôi chỉ là gã thanh niên mới lớn. Thấy người ta làm gì cũng bắt chước mà thôi. Cũng có lần những va chạm cuộc đời làm tôi chán nản. Tôi than với mẹ tôi: "Con chán đời qua mẹ ạ!" Lúc ấy tôi còn nhớ, bà đang đọc cuốn thơ của ai đó. Nghe tôi nói bà ngước mắt nhìn tôi qua cái gọng kính, tỏ vẻ ngạc nhiên:" Ơ! Cái thằng này nói gì lạ vậy? Tao lại cứ tưởng đời nó chán mày lâu rồi chứ!". Tôi có nhiều kỷ niệm với mẹ tôi, mặc dù lâu mới gặp lại bà. Bởi vậy, được bác cho biết bài thơ một thời kỷ niệm này , tôi rất cảm ơn bác. Nhớ độ hoa còn ấp ủ hương. Sắc tài hồ dễ mấy ai đương. Một cười trăng nước như nghiêng ngả. Ngày bước chân đi...ấy đoạn trường. Ngân Giang Đấy là tâm sự của mẹ tôi. Qua cuộc đời của bà và của chính bản thân, tôi mới nhận thấy được định mệnh - được hiểu là những quy luật chi phối con người và vũ trụ - mới khắc nghiệt làm sao. Bởi vậy, sự phiêu du của một kiếp người, bất lực trước tự nhiên thì đành phải tìm vào những giá trị nội tâm mà thôi. Kính bác Thiên Sứ: Theo dòng tâm sự của bác về những kỷ niệm buồn vui về đấng sinh thành nữ thi sĩ Ngân Giang làm tôi hiểu thêm và rất trân trọng về con người và tính cách của một nữ thi sĩ, xứng đáng có một chỗ đứng trong văn học sử Việt Nam với hơn 4000 bài thơ đường luật trác tuyệt Xin cảm ơn bác Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #20 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #20 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Chủ nhật, 19/08/2012 | 17:58 TÌNH KHÚC 3 . Ngàn thông xanh ngát én chao ngang . Lộc biếc chồi non rực nắng vàng . Vạn cánh đào xưa tâm lãng đãng . Muôn cành mai cũ dạ mang mang . Tâm tư vời vợi hoang trời tím . Ký ức miên man đắm mộng vàng . Viễn xứ chim Bằng quên lối cũ . Bến xuân còn đó chuyến đò ngang . mayngan **** Thứ sáu, 24/08/2012 | 20:46 TÌNH KHÚC 4 . Ngàn thông lặng gió lắng hồn quê. Man mác ngày xanh rộn lối về. Áo trắng xa xăm ngùi cánh phượng . Bóng hồng thấp thoáng nhớ đường me. Bên thềm xuân vắng say bờ mộng . Dọc lối hoa vàng đắm bến mê . Cả một mùa xưa sao trắng quá . Vàng dòng tâm tưởng đã bao hè . TÌNH KHÚC 5. Ngàn thông vi vút tiếng thời gian. Hoang phế ngày xanh bóng Nguyệt tàn . Bến cũ thoáng hồn xuân giục giã . Bờ xưa nồng giấc hạ miên man . Thu sầu mấy độ vàng tâm tưởng. Đông giá bao mùa buốt mộng chân . Tà áo trinh nguyên ngùi dĩ vãng . Đường trăng heo hút cánh mây ngàn . mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #22 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #22 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ ba, 04/09/2012 | 23:02 HỒN XUÂN CŨ Tiếng vọng ngày xanh nơi cố hương Vang trong tâm tưởng buốt canh trường Tình nơi xứ lạ ngời muôn hướng Tâm tận miền xa ngát một phương Cánh én vời trông xuân vạn lý Thuyền hoa vợi ngóng bến trùng dương Đường xưa chốn cũ hồn xuân cũ Mãi mãi xanh mầu năm tháng vương mayngan Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ ba, 04/09/2012 | 23:08 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #23 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #23 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Chủ nhật, 09/09/2012 | 19:41 'mayngan', on 04 Sept 2012 - 23:02, said: HỒN XUÂN CŨ Tiếng vọng ngày xanh nơi cố hương Vang trong tâm tưởng buốt canh trường Tình nơi xứ lạ ngời muôn hướng Tâm tận miền xa ngát một phương Cánh én vời trông xuân vạn lý Thuyền hoa vợi ngóng bến trùng dương Đường xưa chốn cũ hồn xuân cũ Mãi mãi xanh mầu năm tháng vương mayngan HỒN XUÂN CŨ Kính bác mayngan. Hồn Xuân năm cũ đã phai hương. Thấm thoắt thoi đưa cảnh đoạn trường. Nhòa nhạt hoa xưa tàn gió lạnh. Ngậm ngùi lá rụng rải muôn phương. Hải Đường héo hắt trong sân vắng. Cúc mốc khoe mầu dưới tịch dương. Cười cợt đào phai phô sắc thắm... Chạnh lòng lữ khách gửi vấn vương. luuthanhtai likes this Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #24 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #24 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Chủ nhật, 09/09/2012 | 20:12 'mayngan', on 19 Aug 2012 - 17:58, said: TÌNH KHÚC 3 Ngàn thông xanh ngát én chao ngang Lộc biếc chồi non rực nắng vàng Vạn cánh đào xưa tâm lãng đãng Muôn cành mai cũ dạ mang mang Tâm tư vời vợi hoang trời tím Ký ức miên man đắm mộng vàng Viễn xứ chim Bằng quên lối cũ Bến xuân còn đó chuyến đò ngang mayngan TÌNH KHÚC 3 Đò chiều lữ khách bước sang ngang. Lưu luyến tình ai nhạt nắng vàng. Sóng nước nhấp nhô trời năm cũ. Bến xưa hiu hắt gió lang thang. Về đâu cánh nhạn cô liêu ấy? Còn nhớ bên sông dệt mộng vàng? Thôi nhắc làm chi lời ước hẹn. Ngậm ngùi đò ngược mái sang ngang...... luuthanhtai likes this Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #25 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #25 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ hai, 10/09/2012 | 21:52 'mayngan', on 24 Aug 2012 - 20:46, said: TÌNH KHÚC 4 Ngàn thông lặng gió lắng hồn quê Man mác ngày xanh rộn lối về Áo trắng xa xăm ngùi cánh phượng Bóng hồng thấp thoáng nhớ đường me Bên thềm xuân vắng say bờ mộng Dọc lối hoa vàng đắm bến mê Cả một mùa xưa sao trắng quá Vàng dòng tâm tưởng đã bao hè mayngan TÌNH KHÚC 4 Còn đâu bến cũ nép sông quê. Phố nhỏ đâu đây, một lối về.... Hiu hắt bên tường cành phượng vĩ. Ngẩn ngơ mặt nước liễu lê thê. Hồi chuông Trấn Vũ rung hoài niệm. Chiều tỏa Tây hồ giữa tỉnh, mê.. Ngùi ngậm sân ga lòng lữ khách. Gió sương hồ hải lắng hương quê. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #26 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #26 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ hai, 10/09/2012 | 22:42 'mayngan', on 24 Aug 2012 - 20:46, said: TÌNH KHÚC 5 Ngàn thông vi vút tiếng thời gian Hoang phế ngày xanh bóng Nguyệt tàn Bến cũ thoáng hồn xuân giục giã Bờ xưa nồng giấc hạ miên man Thu sầu mấy độ vàng tâm tưởng Đông giá bao mùa buốt mộng chân Tà áo trinh nguyên ngùi dĩ vãng Đường trăng heo hút cánh mây ngàn mayngan TÌNH KHÚC 5 Tình sầu mấy độ ngập không gian. Bao lớp rêu phong bóng nguyệt tàn. Lệ đá rơi đâu hồn khắc khoải. Tiếng thu chìm khuất gió miên man. Nhấp nhô sóng dạt mùa trăng cũ. Ngơ ngẩn mây dồn góc chiều tan... Đâu sắc hoa sim nhòa ráng nắng? Còn đây, bến vắng gọi đò ngang.... Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #27 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #27 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Chủ nhật, 16/09/2012 | 12:43 @Cảm ơn bác Thiên sứ có nhã ý họa thơ.Chúc bác viên mãn trong cuộc sống Có tình khúc buồn thì phải có tình hồng làm tăng thêm giá trị đời người TÌNH HỒNG Vạn vật muôn trùng bao đổi thay Tình ta muôn sắc vút trời mây Dệt đường tơ thắm khai xuân ý Thêu tấm duyên nồng mở hội say Tình ái ươm hoa,hoa kết trái Yêu thương gieo hạt,hạt thành cây Rượu hồng năm tháng ta cùng cạn Rót hết đời nhau những tháng ngày mayngan Posted Image Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #28 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #28 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ bảy, 22/09/2012 | 00:12 DUYÊN HỒNG . Rót hết đời nhau những tháng ngày . Thuyền hoa nhẹ luớt nẻo thiên thai . Bên lầu hạnh phúc hòa tâm tưởng . Nơi bến Hoàng hoa ý nguyện đầy . Bão tố nào trôi bao mộng thắm . Phong ba sao chuyển khối tình say . Ngày dài tháng rộng xuân vô tận. Muôn cánh duyên hồng phơi phới bay mayngan Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ bảy, 22/09/2012 | 00:13 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #29 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #29 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Chủ nhật, 30/09/2012 | 19:52 'mayngan', on 22 Sept 2012 - 00:12, said: DUYÊN HỒNG Rót hết đời nhau những tháng ngày Thuyền hoa nhẹ luớt nẻo thiên thai Bên lầu hạnh phúc hòa tâm tưởng Nơi bến Hoàng hoa ý nguyện đầy Bão tố nào trôi bao mộng thắm Phong ba sao chuyển khối tình say Ngày dài tháng rộng xuân vô tận Muôn cánh duyên hồng phơi phới bay mayngan Kính bác Mây Ngàn. Gia đình và tình yêu con người chính là chỗ dựa vững chắc, là niềm hy vọng của con người. Thật cay đắng cho những ai thiếu vắng một tình gia đình yêu thương. Họ sẽ hụt hẫng và thiếu tự tin khi bước vào đời. Cuộc đời sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa, nếu như thiếu một tình người. Tôi đã nghĩ như vậy, khi họa bài thơ của bác. Chuyện không hợp ý cười thêm gượng. Đời thiếu tri âm sống cũng thừa. Ngân Giang. DUYÊN HỒNG. Cảm tác Đạm bạc bên nhau một kiếp này. Thiên duyên tiền định tạo mê say. Tơ hồng Nguyệt Lão se tâm tưởng Chỉ thắm Bà Tơ dệt tháng ngày. Ngõ nhỏ tình ai tràn hạnh phúc. Lầu cao ngùi ngậm thoáng hương bay. Về đây lửa ấm hồn năm tháng. Lắng đọng duyên tình , nhạt đắng cay. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #30 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #30 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ ba, 16/10/2012 | 10:40 Vâng..đúng như câu này mà bác Thiên Sứ đã ghi: Gia đình và tình yêu con người chính là chỗ dựa vững chắc, là niềm hy vọng của con người. Thật cay đắng cho những ai thiếu vắng một tình gia đình yêu thương. Họ sẽ hụt hẫng và thiếu tự tin khi bước vào đời. ... Cảm ơn bác vì những suy nghĩ thật tinh tế YÊU Ôm đàn ngồi hát giữa trời Trăng thu huyền ảo vọng lời nhớ mong Trăng tan theo tiếng tơ lòng Cung đàn lỗi nhịp bềnh bồng hồn thơ *** Yêu cho rơi những hạt mưa Đất cằn trở giấc mầm xưa chuyển mình Chồi xanh vang khúc tự tình Cánh hoa duyên kiếp gọi hình bóng mơ *** Yêu cho tan ánh trăng thơ Hồn trăng soi lối bến bờ yêu thương Yêu cho ngời ánh sao băng Sa vào cõi nhớ tình mang theo người *** Yêu cho tươi sáng cuộc đời Tình yêu lên tiếng chơi vơi biển tình Yêu cho tình mãi lung linh Thời gian không thể xóa hình bóng nhau *** Yêu cho vương vấn ngàn sau Tình yêu toả sáng sắc mầu trắng trong Yêu cho hoa cỏ ven đường Khoe hương sắc thắm trên đồng ước mơ *** Yêu cho lòng mãi vương tơ Tình hồng rung động thành thơ để đời Yêu cho ngàn cánh sao trời Rực màu chung thủy rạng ngời ánh đêm *** Yêu cho đá cũng phải mềm Biển tình dậy sóng vỗ thềm ái ân Yêu cho tình nghĩa vẹn toàn Chứa chan hạnh phúc hân hoan tràn đầy *** Yêu cho tình mãi đắm say Xanh màu ký ức tháng ngày yêu thương Yêu cho cạn nước sông Tương Chuyến xe tình ái ngát hương về tìm *** Yêu cho hòa nhịp đôi tim Uyên ương xếp cánh lim dim thả hồn *** mayngan Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ ba, 16/10/2012 | 10:42 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #31 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #31 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ ba, 16/10/2012 | 10:46 -MẦU NĂM THÁNG Mãi nhớ ngày xanh vạn sắc hương Dư âm bao độ rót đêm trường Mùa ve gọi phượng hồn tha thiết Thuở bướm vờn hoa mộng vấn vương Xuân tới, xuân mơ ,xuân tiếc nuối Hạ sang, hạ nhớ,hạ sầu thương Tìm đâu mầu áo,mầu năm tháng Mãi nhớ ngày xanh vạn sắc hương mayngan Thiên Sứ likes this Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #32 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #32 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ sáu, 26/10/2012 | 15:35 GIẤC MƠ HOA 7. Xuân hồng đã lỡ một mùa xa . Còn nhớ hay quên mộng dưới hoa . Bến cũ ngậm ngùi bài biệt khúc . Đò chiều dang dở bản tình ca . Ngày anh đến lỡ làng duyên phận . Ngày trở về tan tác kiếp hoa . Lệ đá xanh lưu mầu kỷ niệm . Vết lăn trầm nhớ bóng chiều xưa . mayngan2 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #33 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #33 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ sáu, 26/10/2012 | 20:53 'mayngan', on 16 Oct 2012 - 10:46, said: -MẦU NĂM THÁNG Mãi nhớ ngày xanh vạn sắc hương Dư âm bao độ rót đêm trường Mùa ve gọi phượng hồn tha thiết Thuở bướm vờn hoa mộng vấn vương Xuân tới, xuân mơ ,xuân tiếc nuối Hạ sang, hạ nhớ,hạ sầu thương Tìm đâu mầu áo,mầu năm tháng Mãi nhớ ngày xanh vạn sắc hương mayngan Hôm nay, đọc lại bài thơ "Mầu năm tháng" của bác Mây Ngàn, khiến tôi ngậm ngùi vì màu năm tháng đã ghi dấu ấn trong tôi, nên cảm hứng với bài thơ mà chia sẻ với bác qua "Mấu Năm tháng" trong tôi. MẦU NĂM THÁNG Mấy lớp rêu buồn đượm khói hương. Long lanh lệ đá lạnh đêm trường. Hắt hiu cánh phượng hè năm trước. Ngơ ngẩn bên tường tiếng ve vương. Một thuở giai nhân cười nghiêng nắng Giờ đây tóc gió phủ màu sương. Trời cao lỡ chọn màu năm tháng. Trần thế ngàn thu mãi nhớ thương..... Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #34 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #34 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ tư, 07/11/2012 | 16:26 Kính bác thiên sứ: Ai cũng có mầu năm tháng xuyên suốt cả một đời người. Nhưng hình như mầu năm tháng của ngày xưa khác với mầu nam tháng của thời nay, khi mà việc giao tiếp đã trở thành quá dễ dàng và đầy đủ qua điện thoại nối mạng 3G...hi... Tuổi trẻ hiện nay khi yêu nhau chắc chẳng còn những lá thư xanh,những giòng mực tím mà vội vã gửi cho nhau những tin nhắn mà thế hệ trước đọc phải suy nghĩ mãi mới hiểu được những chữ viết tắt tây ta lẫn lộn...hii..hiii Nhớ khi xưa tặng nhau những cánh hoa ép trong những lá thư xanh Đóa thạch thảo năm xưa còn đó Đã nhạt mầu phai với ngày xanh Hồn hoa còn đọng trang thư cũ Nương cánh mây trôi tận cuối trời ......... Kính bác thêm bài tình khúc 6 ĐƯỜNG MÂY Đường mây heo hút cánh mây bay Trắng cả mùa xưa trắng mộng đầy Dõi ánh chiêu dương soi đỉnh nhớ Ôm vầng nguyệt khuyết ngủ non say Nụ hồng ngày ấy phai màu nắng Hoa nắng năm nào nhuộm sắc mây Ngoài bến sông thương sương khói phủ Đường mây sao nặng dấu chân ngày Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #35 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #35 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Chủ nhật, 06/01/2013 | 16:23 Hoài niệm . Sông vắng bèo trôi dạt bến nao. Buồn vương cánh nhạn hút phương nào . Lặng theo tiếng sáo ru hoài niệm. Dõi cánh diều mơ buốt mộng đào . Bóng nước mơ màng soi dáng liễu . Hồn hoa héo hắt úa thân đào . Mùa xuân vội vã quên ngày tháng . Trăng sáng non thề trăng khát khao . mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #36 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #36 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ hai, 07/01/2013 | 06:11 'mayngan', on 06 Jan 2013 - 16:23, said: Hoài niệm Sông vắng bèo trôi dạt bến nao Buồn vương cánh nhạn hút phương nào Lặng theo tiếng sáo ru hoài niệm Dõi cánh diều mơ buốt mộng đào Bóng nước mơ màng soi dáng liễu Hồn hoa héo hắt úa thân đào Mùa xuân vội vã quên ngày tháng Trăng sáng non thề trăng khát khao mayngan Kính bác Mây Ngàn. Lâu quá mới lại thấy bác vào diễn đàn. Tựa bài thơ của bác , khiến tôi rất xúc cảm. Bởi vậy, không quản tài hèn, cũng xin được cảm tác những ý tưởng của bác. Hoài niệm. Trăng vỡ ngàn thu dạt chốn nào. Dấu xưa hoài niệm dạ nao nao. Tiếng ve nức nở mùa Xuân cũ. Nín lặng Đông qua một vẻ đào. Muôn nèo lạc loài... bao lá rụng? Năm dây buông bắt... một âm cao. Ai về cõi nhớ bao thu trước. Cho gửi hồn tôi... ngấn lệ trào. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #37 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #37 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ năm, 10/01/2013 | 17:23 Kính bác Thiên Sứ Rất cảm ơn bác về bài họa của bác. Bộn bề với bao nhiêu công việc vui có buồn có mà bác vẫn dành chút thời gian ghé thăm thật là đáng trân trọng Có những đêm ngủ không được cứ trăn trở về cuộc đời này... TIẾNG GỌI HƯ KHÔNG Đêm về nghe tiếng hư không gọi Trăm năm thấp thoáng bóng phù du Bụi hồng rũ bỏ duyên trần nghiệp Một thưở hồng hoang gửi phận người. Đêm về nghe tiếng thiên thu vọng Ngàn sao thăm thẳm nẻo hư vô Trăng già lấp lánh màu thiên cổ Vũ Trụ bừng lên khúc nhạc huyền. mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #38 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #38 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ sáu, 01/02/2013 | 16:20 CHÚC XUÂN Xuân thắm yêu thương khắp mọi miền Mừng Xuân thắng lợi vạn niềm tin Công danh thăng tiến tròn mong ước Kinh tế hanh thông thỏa ý riêng Đào ngát hương xuân,Xuân hội ngộ Mai tươi sắc Tết,Tết đoàn viên Chúc xuân thịnh vượng, Xuân đầy phúc Tài lộc đơm hoa nở đỏ hiên mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #39 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #39 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ sáu, 15/02/2013 | 11:30 'mayngan', on 01 Feb 2013 - 16:20, said: CHÚC XUÂN . Xuân thắm yêu thương khắp mọi miền Mừng Xuân thắng lợi vạn niềm tin Công danh thăng tiến tròn mong ước Kinh tế hanh thông thỏa ý riêng Đào ngát hương xuân,Xuân hội ngộ Mai tươi sắc Tết,Tết đoàn viên Chúc xuân thịnh vượng, Xuân đầy phúc Tài lộc đơm hoa nở đỏ hiên mayngan Kính bác Mayngan. Từ ngày bác đưa lên mạng Lý học bài thơ Xuân, khiến tôi rất cảm hứng. Nhưng phần vì công việc bận rộn, phần vì nhiều nỗi ưu tư, nên tứ thơ đâu mất cả. Hôm nay, mùng 6 Tết, có cô em gái đến chơi. Lúc trà dư tửu hậu, đọc bài thơ của tôi cũng nói về mùa Xuân. Thấy cũng hợp cảnh , hợp tình, tôi xin chép lên đây để tạ bác. Năm mới chân thành chúc bác và toàn thể gia đình một năm vạn sự an lành. XUÂN VỀ. Nghiêng say vạt nắng đượm xuân nồng. Muôn sắc hoa cười mãi đợi mong. Len lén hương bay buông nỗi nhớ. Cánh nhạn chao nghiêng dệt sợi lòng. Mấy độ Xuân về trong gió Xuân? Người đi buông lạnh tiếng dương cầm. Tầm xuân, hoa nở màu xanh biếc. Bên luống cà xưa tiếc ái ân. Tình chẳng men nồng vẫn đắm say. Xuân thì một thưở xiết vòng tay. Ai đem Xuân cũ chôn trong mộng. Để mỗi Xuân về nhớ ngất ngây. Xuân đến, Xuân đi mãi chẳng thôi. Nụ tầm xuân cũ vẫn đâm chồi. Lung linh nắng tỏa muôn hương sắc. Chạnh nhớ hoa xưa nét chẳng cười. Xuân cũ đi rồi , lạc tứ thơ, Bâng khuâng chén rượu lỡ cuộc cờ. Chơi vơi cánh bướm , hoa không nở. Tàn mộng chiều xuân, nhạt ước mơ. Ai đem ly biệt đổi mong chờ. Để hoa năm ngoái trên thơ dâng buồn. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #40 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #40 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ năm, 03/10/2013 | 11:48 Kính bác Thiên Sứ: Từ đầu năm đến nay sức khỏe không được tốt ,nên không còn đầu óc để thơ thẩn, mong bác thứ lỗi .Nằm trên giừơng mà vẩn vơ về cuộc đời này . HƯ KHÔNG. Hư vô bao nẻo đưa hồn. Cõi riêng ai biết chập chờn tỉnh mê. Bể dâu xanh cõi đi về . Một đời lãng đãng bên lề hư không. Tiêu dao năm tháng vô thường . Đường trần nhẹ khúc nhạc lòng lãng du . Đêm tàn dõi ánh chân như . Lao xao tiếng hạc thiên thu vọng về . Mộng du ý lạc tâm mê . Phách rời thể tạm ngô nghê ngẫm mình . Về đâu một kiếp phù sinh . Hồng hoang một thuở in hình bóng xưa. mayngan **** 3... Bạn hiền bạn quý mãi hoài mong Dốc cả tâm tư cạn nỗi niềm...

BÊN SUỐI THƠ HỒNG LHĐP

Thứ bảy, 30/06/2012 | 19:29 BÊN SUỐI THƠ HỒNG GIẤC MƠ HOA 1 Về đây hồi tuởng giấc mơ hoa Nắng lụa đường xưa quyện gót ngà Mắt biếc khát khao mầu hạ trước Môi hồng héo hắt ánh xuân qua Trăng treo đầu núi dư âm thoảng Sao rụng ngang trời dấu lệ sa Mây xám giăng giăng mờ lối cũ Ðêm ngân dạ khúc khắp thiên hà GIẤC MƠ HOA 2 Đêm ngân dạ khúc khắp thiên hà. Dìu dặt tơ lòng cung bậc xa Nguyệt rạng hồn hoa xưa lộng lẫy Nhật soi phận liễu cũ kiêu sa Cô phòng kẻ ở đầy lưu luyến Lữ thứ người đi có thiết tha Cánh én chưa về xuân mãi đợi Sông thương còn nặng nợ phù sa GIẤC MƠ HOA 3 Sông thương còn nặng nợ phù sa Con nước vơi đầy năm tháng qua. Bao chuyến đò chiều xuôi bến vắng Diều xanh từng cánh khuất bờ xa Giữa rừng mơ đỏ ngùi thân liễu Bên suối thơ hồng tủi phận hoa. Phím mộng tơ trùng muôn điệu vỡ Nghe hồn xuân muộn mãi thăng hoa GIẤC MƠ HOA 4 Nghe hồn xuân muộn mãi thăng hoa Đêm trắng cô liêu bóng nguyệt hòa Rụng cánh xuân thì bên suối mộng Tàn mầm xuân sắc dưới đồi hoa Thiên thu sỏi đá say tình ngọc Hoa cỏ trăm năm lịm giấc ngà Hương phấn phai tàn năm tháng tận Sầu miên vời vợi khúc huyền ca GIẤC MƠ HOA 5 Sầu miên vời vợi khúc huyền ca Phiến lá tình yêu lạc biển hoa Tiềm thức khơi dòng mơ nghiệt ngã Tâm tư chìm nẻo mộng phôi pha Hoa sầu rụng trắng thềm thương hận Cánh biếc rơi vàng lối vị tha Một đoá hồng phai trên đỉnh nhớ Tình như sương khói lạnh cung ngà GIÁC MƠ HOA 6 Tình như sương khói lạnh cung ngà Cổ tích một thời xuân đã qua Tà áo lụa phai vàng cố quận Nụ tầm xuân biếc buốt giang hà Non thề dào dạt ngàn âm cũ Suối mộng êm đềm muôn điệu xưa Hoài niệm ngày xanh đêm nguyệt khuyết Xuân hồng đã lỡ một mùa xa mayngan2 Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ bảy, 30/06/2012 | 19:33 A.T.N likes this Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #2 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #2 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ bảy, 30/06/2012 | 21:13 Kính bác Mây Ngàn. Thiên Sứ tôi tự thấy tài hèn, không dám gọi là họa thơ với bác. Nhưng đọc những bài thơ của bác, tự nhiên cảm xúc và ứng tác bài này. Mong bác lượng thứ. Non Hồng, núi Lĩnh nước non xa. Chim Việt cành Nam nỗi nhớ nhà. Hồ Động Đình xưa con sóng vắng. Sông Tương đâu tiếng Việt nhân ca. Ngàn thu dâu bể chau mày liễu. Một thuở nghiêng trời nhớ Nữ Oa. Ngùi ngậm cung đàn dâng nửa khúc. Chạnh buồn trăng nước khúc tiêu sa. A.T.N likes this Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #3 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #3 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ bảy, 30/06/2012 | 23:46 Kính bác Thiên Sứ Mayngan tôi rất khâm phục tài và tâm của bác .Cảm ơn bác về bài thơ ứng tác của bác Chúc bác nhiều sức khỏe trên đường tìm sự minh triết BẠN QUÝ Bạn hiền bạn quý thế nhân mong Vật chất nào mua được tấm lòng Kính chén trà thơm ngời sắc biếc Dâng ly rượu nóng ánh mầu son Đợi người tri kỷ nơi thôn vắng Tìm kẻ tri âm giữa phố đông Đây chén tâm tư cùng cạn ý Bên lầu phong nguyệt ngắm trăng trong mayngan Thiên Sứ likes this Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #4 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #4 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ ba, 03/07/2012 | 19:16 Kính bác Mây Ngàn. Đa tạ bác vì những nhận xét của bác giành cho tôi. Chỉ vì cảm xúc trước chân lý bị vùi dập mà chẳng quản tài hèn cũng múa may mà thôi. Cũng xin cảm tác vì bài thơ của bác: BẠN QUÝ ........................Chuyện không hợp ý cười thêm gượng. ........................Đời thiếu tri âm sống cũng thừa. ..........................................................Ngân Giang Một đời hồ hải kiếp long đong. Còn có chi đâu - Một tấm lòng. Đã lạnh song thu buồn mắt biếc. Đành trao thiên cổ mảnh hồn son. Tìm đâu tri kỷ trong chiều vắng? Lạc điệu cung đàn chốn chợ đông. Cười gượng chuyện đời không hợp ý. Bên mình chiếc bóng dưới trăng trong. Cảm ơn bác chia sẻ A.T.N and mayngan đã thích điều này Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #5 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #5 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ tư, 04/07/2012 | 00:53 Kính bác Mây Ngàn. Hôm nay tôi cũng nhiều vương vấn tâm sự. Đọc lại những bài thơ của bác, cũng xin cảm tác cho vơi những sầu muộn, không dám gọi là họa thơ. Mong bác cảm thông. GIẤC MƠ HOA ...........................Quân tại Tương Dương đầu. ...........................Thiếp tại Tương Dương vĩ. ...........................Tương tư bất tương kiến. ...........................Đồng ẩm tương giang thùy ............................................................Cổ thi Nhớ thời ngây ngất mộng bên hoa. Bóng nguyệt đung đưa dưới gót ngà. Suối tóc buông lơi muôn kiếp trước. Sóng tình chết lặng khóe thu ba. Đường xưa còn chút dư hương thoảng! Bến nước đâu rồi dấu lệ sa? Muôn nẻo lá rơi mùa thu cũ. Nhịp cầu Ô thước lạnh Ngân hà. * Nhịp cầu Ô Thước lạnh Ngân hà. Ngấn lệ trời Ngâu mưa móc xa. Vũ khúc Nghê thường xưa lộng lẫy. Rươu Quỳnh nâng chén nét kiêu sa. Thiên Thai cõi nhớ đầy lưu luyến? Đào nguyên một thuở vẫn thiết tha. Chốn cũ Bồng Lai người có đợi? Sông Tương ngơ ngác đọng phù sa. * Sông Tương ngơ ngác đọng phù sa. Ngũ Lĩnh mây buồn hờ hững qua. Khuất nẻo ngàn thu trong cõi vắng. Chìm trong nỗi nhớ cánh hạc xa. Cuối sông giặt lụa thân bồ liễu Đầu núi ngậm ngùi xót kiếp hoa. Muôn lớp sóng xô màu nguyệt vỡ. Phù vân mây trắng khóc phôi pha. * Phù vân mây trắng khóc phôi pha. Bóng Nguyệt cô liêu giữa thái hòa. Người cũ đâu về ru cõi mộng. Hồn xưa Trang tử nép bên hoa. Lầu son một thuở dâng ly ngọc. Tan nát tình ai dưới lệ ngà. Sỏi đá ngàn thu tình bất tận. Nhân gian sầu đọng khúc thu ca. * Nhân gian sầu đọng khúc thu ca. Ngọc đá dâng buồn mộng dưới hoa. Giọt lệ ngàn xưa rơi lã chã. Cung đàn chợt lặng giữa phôi pha. Biển Đông trai ngọc thiên tình hận. Kinh Bắc suối vàng nỗi thiết tha. Thiên cổ diễm tình phai sắc nhớ. Ngàn năm ly biệt lạnh trăng ngà. * Ngàn năm ly biệt lạnh trăng ngà. Tiếng quạ kêu buồn chinh chiến qua. Gió hú thê lương hồn tử sĩ. Tình câm hóa đá khóc sơn hà. Thở than chi để buồn thu cũ. Trăn trở còn đâu nỗi thiết tha. Muôn kiếp tha nhân thiên cổ hận. Tình đời ôm mãi mộng dưới hoa. A.T.N likes this Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #6 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #6 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ tư, 04/07/2012 | 10:43 Kính bác Thiên Sứ Rất cảm ơn bài thơ cảm tác của bác Chân lý rồi cũng sẽ là chân lý vì đã được minh định trong nhiều bằng chứng khảo cổ,nghiên cứu Vấn đề chỉ là thời gian Xin mạn phép kính bác bài thơ sau TRI ÂM TRI KỶ Đợi người thi hoạ vẫn hoài mong Dốc cả tâm tư cạn nỗi lòng Tri kỷ trải hồn phơi ý thắm Tri âm hết dạ nối tình son Thảo nguyên sánh bước đùa mây hạ Biển cả hợp chèo cợt gió đông Hòa gánh thơ hoa muôn điệu vút Dòng đời xuôi mãi một dòng trong MAYNGAN A.T.N likes this Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #7 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #7 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ năm, 05/07/2012 | 18:17 Kính bác Mây Ngàn. Cũng vì nhiều tâm sự, nên cảm tác bài thơ của bác. Mong bác lượng thứ. TRI ÂM TRI KỶ Cảm tác Tri âm đâu nữa mãi trông mong. Réo rắt đàn xưa khắc khoải lòng. Đập vỡ hồ cầm vương lệ thắm. Nát tan muôn thuở tấm lòng son. Lá vàng sao nỡ rơi trong Hạ? Đào thắm gượng cười tiễn gió Đông. Hiu hắt bên đồi thông vi vút. Hững hờ nước chảy một dòng trong. * Sông Thương bên đục bên trong. Con đò vắng khách, bên dòng cô liêu. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #8 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #8 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ bảy, 07/07/2012 | 14:55 Kính bác Thiên Sứ Bác lúc nào cũng tất bật với những học thuật ,lý thuyết.Sức làm việc thật kính nể Xin kính bác bài thơ NHỚ BẠN Ngồi buồn nhớ bạn mãi khôn nguôi Một thuở hoa niên mây nước trôi Nơi ấy ai đang suy cuộc sống Chốn này ta mải ngẫm canh đời Đào nguyên trần thế được bao chỗ Cực lạc nhân gian có mấy nơi Một thoáng hương xưa ngùi dĩ vãng Trầm ngâm hồi tưởng tiếng xuân rơi mayngan2 Tệp tin đính kèm IMG_2219.JPG 83,99KB 11 Số lượt tải về Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ bảy, 07/07/2012 | 15:07 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #9 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #9 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ tư, 18/07/2012 | 15:40 TÌNH VIỄN XỨ Hồn nước ru hồn khách viễn phương Ta nghe sông núi chuyển bên đường Vẫn say bao tiếng ban sơ vọng Mãi thắm những lời thơ ấu vương Đất mẹ còn xanh lòng viễn xứ Quê cha luôn đỏ dạ ly hương Một dòng ký ức reo hồn nước Hồn nước ru hồn khách viễn phương . mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #10 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #10 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ bảy, 21/07/2012 | 22:37 Kính bác Mây Ngàn. Xin gửi bác mấy vần tâm sự, cảm tác từ bài thơ của bác. Cảm ơn bác chia sẻ. NHỚ BẠN .................................Đừng rơi! Đừng rơi lá ơi! .................................Có ai góc biển chân trời nhớ nhau... ......................................................Ngân Giang. Ngàn thu lá rụng chẳng ngoai nguôi. Ai nhớ tình ai biệt cuối trời? Chợt tiếng đàn cao ngân nửa khúc.(*) Bỗng buồn tâm trạng gửi bên đời. Chốn đây ngấn nước ươm trăng bạc Đâu mùa cô tịch cánh vàng rơi? Độc ẩm bên song lòng lữ thứ. Lẻ loi tiếng nhạn khóc chơi vơi. ==================== * Tích cũ: Đang chơi đàn, chợt ngân tiếng cao tất có quý nhân nghĩ đến mình. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #11 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #11 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ tư, 25/07/2012 | 19:02 Kính bác Thiên Sứ: Cảm tác theo tâm sự.Kính mong bác cảm thông TÂM TƯ Lẻ loi tiếng nhạn khóc chơi vơi Ai thấu tâm tư tỏ chuyện đời Phong thủy luận bàn tê chót lưỡi Địa linh dẫn giải nóng đầu môi Càn khôn luân chuyển ai nào tận Vũ trụ xoay vần khó kẻ hay Tạo hóa biến thiên,Việt độn toán Ngọn nguồn chân lý mãi đầy vơi mayngan Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ tư, 25/07/2012 | 19:04 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #12 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #12 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ tư, 25/07/2012 | 21:56 'mayngan', on 25 Jul 2012 - 19:02, said: Kính bác Thiên Sứ: Cảm tác theo tâm sự.Kính mong bác cảm thông TÂM TƯ Lẻ loi tiếng nhạn khóc chơi vơi Ai thấu tâm tư tỏ chuyện đời Phong thủy luận bàn tê chót lưỡi Địa linh dẫn giải nóng đầu môi Càn khôn luân chuyển ai nào tận Vũ trụ xoay vần khó kẻ hay Tạo hóa biến thiên,Việt độn toán Ngọn nguồn chân lý mãi đầy vơi mayngan Cảm ơn bác Mây Ngàn đã chia sẻ. Đọc bài thơ bác lại chạnh lòng nghĩ tới Việt sử 5000 năm văn hiến, mãi mịt mù trong sự vô cảm của con người. Buồn trông cánh nhạn giữa chơi vơi. Chợt lắng tâm tư ngán chuyện đời. Thật giả khó phân đôi mắt trắng. Thâm đen che đậy chút son môi. Tốn Khôn đổi chỗ ai tường tận? Thủy Hỏa xoay vần mấy kẻ thôi! Chân lý còn đâu ngàn năm cũ? Muôn thu buồn mãi lá thu rơi. * Mây ngàn ngun ngút bên trời. Ngậm ngùi cánh gió bên đời phiêu du..... TÂM TƯ. Cảm tác Ai thấu tâm tư ngỏ chuyện đời? Càn Khôn lưu chuyển giữa chơi vơi. Đoài Ly hoán đổi sầu thiên cổ. Thủy Hỏa xoay vần khóc đơn côi. Đàn lợn Đông Hồ tình nhật nguyệt. Cóc Trê Khoa Đẩu ngập mây trời. Về đâu dòng nước thiên thu cũ. Vằng vặc Ngân Hà bóng nguyệt trôi. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #13 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #13 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ năm, 26/07/2012 | 09:07 Kính bác Thiên Sứ Hơn 60 năm trước đã có một cụ từng họa thơ với nữ thi sĩ Ngân Giang,mayngan tôi đã từng tiếp kiến ,nghe cụ ấy kể về giai thoại đó và đã có kẻ vì mến mộ mà cảm tác bài thơ sau CẢM TÁC DÒNG SÔNG BẠC Mây cuối trời bay vệt khói hương Chiều sông sóng dạt,dạt lên đường Người đau người cũ mơ mơ mắt Non nhớ thơ xưa thoáng thoáng sương Tao nhã còn tươi ngàn vạn chữ Tài hoa vẫn thắm mấy nghìn chương Một dòng sông bạc chiều loang nắng Sóng chớp muôn trùng bao cảm thương Mây chiều Bài thơ này sợ để lâu sẽ phai dần theo ký ức nên mạn phép bác Thiên Sứ xin được lưu ở đây Trân trọng Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ năm, 26/07/2012 | 09:12 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #14 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #14 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ năm, 26/07/2012 | 12:07 'mayngan', on 26 Jul 2012 - 09:07, said: Kính bác Thiên Sứ Hơn 60 năm trước đã có một cụ từng họa thơ với nữ thi sĩ Ngân Giang,mayngan tôi đã từng tiếp kiến ,nghe cụ ấy kể về giai thoại đó và đã có kẻ vì mến mộ mà cảm tác bài thơ sau CẢM TÁC DÒNG SÔNG BẠC Mây cuối trời bay vệt khói hương Chiều sông sóng dạt,dạt lên đường Người đau người cũ mơ mơ mắt Non nhớ thơ xưa thoáng thoáng sương Tao nhã còn tươi ngàn vạn chữ Tài hoa vẫn thắm mấy nghìn chương Một dòng sông bạc chiều loang nắng Sóng chớp muôn trùng bao cảm thương Mây chiều Bài thơ này sợ để lâu sẽ phai dần theo ký ức nên mạn phép bác Thiên Sứ xin được lưu ở đây Trân trọng Cảm ơn bác Mây Ngàn đã lưu bài thơ kỷ niệm với thi sĩ Ngân Giang - mẹ tôi. Cảm hứng với bài thơ kỷ niệm của nhà thơ Mây Chiều, tôi xin cảm tác mấy vần tâm sự vì anh linh của người mẹ và là nữ sĩ vang bóng một thời. DÒNG SÔNG BẠC Ngân giang lạnh lẽo một trời vương. Ô Thước ru buồn mấy độ thương. Chiều tím che nghiêng chân trời tím. Đêm sương tịch mịch phủ màn sương. Ngẩn ngơ vầng nguyệt trôi sông vắng. Thơ thẩn trần ai cảnh đoạn trường. Lấp lánh muôn sao ru ngấn lệ. Thu ba sông bạc dội vô thường. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #15 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #15 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ năm, 16/08/2012 | 12:05 Kính bác Thiên Sứ mayngan tôi vừa về thăm quê cũ theo tiếng gọi tâm linh nên hôm nay mới phúc đáp những bài họa của bác Mong bác thông cảm Kính bác Thiên Sứ Hơn 60 năm trước đã có một cụ từng họa thơ với nữ thi sĩ Ngân Giang,mayngan tôi đã từng tiếp kiến ,nghe cụ ấy kể về giai thoại đó và đã có kẻ vì mến mộ mà cảm tác bài thơ sau CẢM TÁC DÒNG SÔNG BẠC Mây cuối trời bay vệt khói hương Chiều sông sóng dạt,dạt lên đường Người đau người cũ mơ mơ mắt Non nhớ thơ xưa thoáng thoáng sương Tao nhã còn tươi ngàn vạn chữ Tài hoa vẫn thắm mấy nghìn chương Một dòng sông bạc chiều loang nắng Sóng chớp muôn trùng bao cảm thương Mây chiều Bài thơ này sợ để lâu sẽ phai dần theo ký ức nên mạn phép bác Thiên Sứ xin được lưu ở đây Trân trọng Cảm ơn bác Mây Ngàn đã lưu bài thơ kỷ niệm với thi sĩ Ngân Giang - mẹ tôi. Cảm hứng với bài thơ kỷ niệm của nhà thơ Mây Chiều, tôi xin cảm tác mấy vần tâm sự vì anh linh của người mẹ và là nữ sĩ vang bóng một thời. DÒNG SÔNG BẠC Ngân giang lạnh lẽo một trời vương. Ô Thước ru buồn mấy độ thương. Chiều tím che nghiêng chân trời tím. Đêm sương tịch mịch phủ màn sương. Ngẩn ngơ vầng nguyệt trôi sông vắng. Thơ thẩn trần ai cảnh đoạn trường. Lấp lánh muôn sao ru ngấn lệ. Thu ba sông bạc dội vô thường. Kính bác Tôi cần phải đưa thêm bài thơ của nữ sĩ Ngân Giang NẮNG CHẾCH CHIỀU TÀN Hoa rụng không về một nẻo hương Ngồi đây quán vắng,vắng bên đường Gió đông hắt lạnh đôi gò má Chiều quạnh buông dài những giọt sương Sớm tối vài ba đồng vốn liếng Tháng ngày dăm bẩy khách văn chương Ôi,năm cứ hết,xuân không hẹn Vực cát chân cầu bỗng xót thương Mùa đông 1970 Ngân Giang Kính bác Thiên Sứ Tôi lục tìm mãi mới ra bài thơ NẮNG CHẾCH CHIỀU TÀN của nữ sĩ Ngân Giang mà nhà thơ Mây chiều đã cảm tác Trân trọng Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #16 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #16 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ năm, 16/08/2012 | 12:19 TÌNH KHÚC1 Ngàn thông bát ngát tuyết bay bay Ngả ngả nghiêng nghiêng cánh hạc say Gió núi thổi xanh thề hẹn trước Hoa trời rụng trắng mộng mơ này Trà kia nào đượm hương thanh thoát Rượu đó có nồng vị ngất ngây Châu ngọc buồn rơi ngày tuyết lạnh Mây ngàn bay mãi tận ngàn mây Mây chiều TÌNH KHÚC 2 Ngàn thông thấp thoáng ánh trăng lan Tịch mịch cô liêu tiếng vạc tàn Đêm trắng thề nguyền trôi biển Bắc Ngày hoang ước nguyện trải sông Ngân Hồn cầm réo rắt buồn hoang mạc Tình khúc thiết tha buốt đại ngàn Thả cánh thơ say lay bóng nguyệt Trăng xưa trầm tưởng áng mây tan mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #17 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #17 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ năm, 16/08/2012 | 19:12 'mayngan', on 16 Aug 2012 - 12:05, said: Kính bác Thiên Sứ mayngan tôi vừa về thăm quê cũ theo tiếng gọi tâm linh nên hôm nay mới phúc đáp những bài họa của bác Mong bác thông cảm Kính bác Thiên Sứ Hơn 60 năm trước đã có một cụ từng họa thơ với nữ thi sĩ Ngân Giang,mayngan tôi đã từng tiếp kiến ,nghe cụ ấy kể về giai thoại đó và đã có kẻ vì mến mộ mà cảm tác bài thơ sau CẢM TÁC DÒNG SÔNG BẠC Mây cuối trời bay vệt khói hương Chiều sông sóng dạt,dạt lên đường Người đau người cũ mơ mơ mắt Non nhớ thơ xưa thoáng thoáng sương Tao nhã còn tươi ngàn vạn chữ Tài hoa vẫn thắm mấy nghìn chương Một dòng sông bạc chiều loang nắng Sóng chớp muôn trùng bao cảm thương Mây chiều Bài thơ này sợ để lâu sẽ phai dần theo ký ức nên mạn phép bác Thiên Sứ xin được lưu ở đây Trân trọng Cảm ơn bác Mây Ngàn đã lưu bài thơ kỷ niệm với thi sĩ Ngân Giang - mẹ tôi. Cảm hứng với bài thơ kỷ niệm của nhà thơ Mây Chiều, tôi xin cảm tác mấy vần tâm sự vì anh linh của người mẹ và là nữ sĩ vang bóng một thời. DÒNG SÔNG BẠC Ngân giang lạnh lẽo một trời vương. Ô Thước ru buồn mấy độ thương. Chiều tím che nghiêng chân trời tím. Đêm sương tịch mịch phủ màn sương. Ngẩn ngơ vầng nguyệt trôi sông vắng. Thơ thẩn trần ai cảnh đoạn trường. Lấp lánh muôn sao ru ngấn lệ. Thu ba sông bạc dội vô thường. Kính bác Tôi cần phải đưa thêm bài thơ của nữ sĩ Ngân Giang NẮNG CHẾCH CHIỀU TÀN Hoa rụng không về một nẻo hương Ngồi đây quán vắng,vắng bên đường Gió đông hắt lạnh đôi gò má Chiều quạnh buông dài những giọt sương Sớm tối vài ba đồng vốn liếng Tháng ngày dăm bẩy khách văn chương Ôi,năm cứ hết,xuân không hẹn Vực cát chân cầu bỗng xót thương Mùa đông 1970 Ngân Giang Kính bác Thiên Sứ Tôi lục tìm mãi mới ra bài thơ NẮNG CHẾCH CHIỀU TÀN của nữ sĩ Ngân Giang mà nhà thơ Mây chiều đã cảm tác Trân trọng Cảm ơn bác Mây Ngàn đã tìm lại được bài thơ của mẹ tôi. Cũng vào khoảng thời gian ấy, tôi có về thăm bà. Bà sống bằng nghề bán trà 5 xu. Nhưng suốt ngày chỉ văn chương - như chính bài thơ trên đã nói tới. Tiền bán trà còn hay mất, ít hay nhiều bà không quan tâm. Tôi thấy bà rất nghèo. Bởi vậy tôi xót ruột và nói với mẹ tôi: "Sao mẹ nghèo mãi thế?". Mẹ tôi cười trả lời tôi: "Nếu mẹ muốn giàu thì giàu lâu rồi. Để làm giàu mẹ không cần phải có chí thông minh". Nhờ câu nói của mẹ tôi mà tôi chợt ngộ ra chân lý đích thực của cuộc đời. Tiền không phải mục đích cuối cùng của con người. Ngày ấy tôi chỉ là gã thanh niên mới lớn. Thấy người ta làm gì cũng bắt chước mà thôi. Cũng có lần những va chạm cuộc đời làm tôi chán nản. Tôi than với mẹ tôi: "Con chán đời qua mẹ ạ!" Lúc ấy tôi còn nhớ, bà đang đọc cuốn thơ của ai đó. Nghe tôi nói bà ngước mắt nhìn tôi qua cái gọng kính, tỏ vẻ ngạc nhiên:" Ơ! Cái thằng này nói gì lạ vậy? Tao lại cứ tưởng đời nó chán mày lâu rồi chứ!". Tôi có nhiều kỷ niệm với mẹ tôi, mặc dù lâu mới gặp lại bà. Bởi vậy, được bác cho biết bài thơ một thời kỷ niệm này , tôi rất cảm ơn bác. Nhớ độ hoa còn ấp ủ hương. Sắc tài hồ dễ mấy ai đương. Một cười trăng nước như nghiêng ngả. Ngày bước chân đi...ấy đoạn trường. Ngân Giang Đấy là tâm sự của mẹ tôi. Qua cuộc đời của bà và của chính bản thân, tôi mới nhận thấy được định mệnh - được hiểu là những quy luật chi phối con người và vũ trụ - mới khắc nghiệt làm sao. Bởi vậy, sự phiêu du của một kiếp người, bất lực trước tự nhiên thì đành phải tìm vào những giá trị nội tâm mà thôi. Tuần Triệt likes this Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #18 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #18 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ năm, 16/08/2012 | 21:15 Kính bác Mây Ngàn. Cảm xúc với những kỷ niệm xưa tàn phai theo thời gian, tôi xin mạo muội cảm tác hai bài thơ của tiền bối Mây Chiều và của bác. TÌNH KHÚC 1 Mây chiều Ngàn thông bát ngát tuyết bay bay Ngả ngả nghiêng nghiêng cánh hạc say Gió núi thổi xanh thề hẹn trước Hoa trời rụng trắng mộng mơ này Trà kia nào đượm hương thanh thoát Rượu đó có nồng vị ngất ngây Châu ngọc buồn rơi ngày tuyết lạnh Mây ngàn bay mãi tận ngàn mây TÌNH KHÚC 1 Cảm tác Vạt nắng nghiêng chiều cánh hạc bay. Nước trời thu cũ một màu say Ngàn mây thổn thức lời thề hẹn Gió núi ru buồn khúc đắng cay. Gót ngọc phiêu du mùa lá rụng. Lệ ngà buông nhớ chợt dâng đầy. Người đi gửi lại màu thu chết. Để lạnh trong ai giữa chốn này. TÌNH KHÚC 2 mayngan Ngàn thông thấp thoáng ánh trăng lan Tịch mịch cô liêu tiếng vạc tàn Đêm trắng thề nguyền trôi biển Bắc Ngày hoang ước nguyện trải sông Ngân Hồn cầm réo rắt buồn hoang mạc Tình khúc thiết tha buốt đại ngàn Thả cánh thơ say lay bóng nguyệt Trăng xưa trầm tưởng áng mây tan TÌNH KHÚC 2 Cảm tác Ngậm ngùi sóng nước ánh trăng tan. Tiếng quạ kêu sương bóng nguyệt tàn. Bến cũ, đò xưa tình khắc khoải. Cây đa, giếng ấy dạ miên man. Về đâu sương khói muôn thu trước. Còn đấy rêu phong ngập tiếng đàn. Cõi thế bao lần ru tiễn biệt Một trời buông lạnh gót quan san. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #19 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #19 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Chủ nhật, 19/08/2012 | 16:36 'Thiên Sứ', on 16 Aug 2012 - 19:12, said: Cảm ơn bác Mây Ngàn đã tìm lại được bài thơ của mẹ tôi. Cũng vào khoảng thời gian ấy, tôi có về thăm bà. Bà sống bằng nghề bán trà 5 xu. Nhưng suốt ngày chỉ văn chương - như chính bài thơ trên đã nói tới. Tiền bán trà còn hay mất, ít hay nhiều bà không quan tâm. Tôi thấy bà rất nghèo. Bởi vậy tôi xót ruột và nói với mẹ tôi: "Sao mẹ nghèo mãi thế?". Mẹ tôi cười trả lời tôi: "Nếu mẹ muốn giàu thì giàu lâu rồi. Để làm giàu mẹ không cần phải có chí thông minh". Nhờ câu nói của mẹ tôi mà tôi chợt ngộ ra chân lý đích thực của cuộc đời. Tiền không phải mục đích cuối cùng của con người. Ngày ấy tôi chỉ là gã thanh niên mới lớn. Thấy người ta làm gì cũng bắt chước mà thôi. Cũng có lần những va chạm cuộc đời làm tôi chán nản. Tôi than với mẹ tôi: "Con chán đời qua mẹ ạ!" Lúc ấy tôi còn nhớ, bà đang đọc cuốn thơ của ai đó. Nghe tôi nói bà ngước mắt nhìn tôi qua cái gọng kính, tỏ vẻ ngạc nhiên:" Ơ! Cái thằng này nói gì lạ vậy? Tao lại cứ tưởng đời nó chán mày lâu rồi chứ!". Tôi có nhiều kỷ niệm với mẹ tôi, mặc dù lâu mới gặp lại bà. Bởi vậy, được bác cho biết bài thơ một thời kỷ niệm này , tôi rất cảm ơn bác. Nhớ độ hoa còn ấp ủ hương. Sắc tài hồ dễ mấy ai đương. Một cười trăng nước như nghiêng ngả. Ngày bước chân đi...ấy đoạn trường. Ngân Giang Đấy là tâm sự của mẹ tôi. Qua cuộc đời của bà và của chính bản thân, tôi mới nhận thấy được định mệnh - được hiểu là những quy luật chi phối con người và vũ trụ - mới khắc nghiệt làm sao. Bởi vậy, sự phiêu du của một kiếp người, bất lực trước tự nhiên thì đành phải tìm vào những giá trị nội tâm mà thôi. Kính bác Thiên Sứ: Theo dòng tâm sự của bác về những kỷ niệm buồn vui về đấng sinh thành nữ thi sĩ Ngân Giang làm tôi hiểu thêm và rất trân trọng về con người và tính cách của một nữ thi sĩ, xứng đáng có một chỗ đứng trong văn học sử Việt Nam với hơn 4000 bài thơ đường luật trác tuyệt Xin cảm ơn bác Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #20 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #20 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Chủ nhật, 19/08/2012 | 17:58 TÌNH KHÚC 3 Ngàn thông xanh ngát én chao ngang Lộc biếc chồi non rực nắng vàng Vạn cánh đào xưa tâm lãng đãng Muôn cành mai cũ dạ mang mang Tâm tư vời vợi hoang trời tím Ký ức miên man đắm mộng vàng Viễn xứ chim Bằng quên lối cũ Bến xuân còn đó chuyến đò ngang mayngan **** Thứ sáu, 24/08/2012 | 20:46 TÌNH KHÚC 4 Ngàn thông lặng gió lắng hồn quê Man mác ngày xanh rộn lối về Áo trắng xa xăm ngùi cánh phượng Bóng hồng thấp thoáng nhớ đường me Bên thềm xuân vắng say bờ mộng Dọc lối hoa vàng đắm bến mê Cả một mùa xưa sao trắng quá Vàng dòng tâm tưởng đã bao hè TÌNH KHÚC 5 Ngàn thông vi vút tiếng thời gian Hoang phế ngày xanh bóng Nguyệt tàn Bến cũ thoáng hồn xuân giục giã Bờ xưa nồng giấc hạ miên man Thu sầu mấy độ vàng tâm tưởng Đông giá bao mùa buốt mộng chân Tà áo trinh nguyên ngùi dĩ vãng Đường trăng heo hút cánh mây ngàn mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #22 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #22 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ ba, 04/09/2012 | 23:02 HỒN XUÂN CŨ Tiếng vọng ngày xanh nơi cố hương Vang trong tâm tưởng buốt canh trường Tình nơi xứ lạ ngời muôn hướng Tâm tận miền xa ngát một phương Cánh én vời trông xuân vạn lý Thuyền hoa vợi ngóng bến trùng dương Đường xưa chốn cũ hồn xuân cũ Mãi mãi xanh mầu năm tháng vương mayngan Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ ba, 04/09/2012 | 23:08 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #23 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #23 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Chủ nhật, 09/09/2012 | 19:41 'mayngan', on 04 Sept 2012 - 23:02, said: HỒN XUÂN CŨ Tiếng vọng ngày xanh nơi cố hương Vang trong tâm tưởng buốt canh trường Tình nơi xứ lạ ngời muôn hướng Tâm tận miền xa ngát một phương Cánh én vời trông xuân vạn lý Thuyền hoa vợi ngóng bến trùng dương Đường xưa chốn cũ hồn xuân cũ Mãi mãi xanh mầu năm tháng vương mayngan HỒN XUÂN CŨ Kính bác mayngan. Hồn Xuân năm cũ đã phai hương. Thấm thoắt thoi đưa cảnh đoạn trường. Nhòa nhạt hoa xưa tàn gió lạnh. Ngậm ngùi lá rụng rải muôn phương. Hải Đường héo hắt trong sân vắng. Cúc mốc khoe mầu dưới tịch dương. Cười cợt đào phai phô sắc thắm... Chạnh lòng lữ khách gửi vấn vương. luuthanhtai likes this Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #24 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #24 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Chủ nhật, 09/09/2012 | 20:12 'mayngan', on 19 Aug 2012 - 17:58, said: TÌNH KHÚC 3 Ngàn thông xanh ngát én chao ngang Lộc biếc chồi non rực nắng vàng Vạn cánh đào xưa tâm lãng đãng Muôn cành mai cũ dạ mang mang Tâm tư vời vợi hoang trời tím Ký ức miên man đắm mộng vàng Viễn xứ chim Bằng quên lối cũ Bến xuân còn đó chuyến đò ngang mayngan TÌNH KHÚC 3 Đò chiều lữ khách bước sang ngang. Lưu luyến tình ai nhạt nắng vàng. Sóng nước nhấp nhô trời năm cũ. Bến xưa hiu hắt gió lang thang. Về đâu cánh nhạn cô liêu ấy? Còn nhớ bên sông dệt mộng vàng? Thôi nhắc làm chi lời ước hẹn. Ngậm ngùi đò ngược mái sang ngang...... luuthanhtai likes this Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #25 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #25 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ hai, 10/09/2012 | 21:52 'mayngan', on 24 Aug 2012 - 20:46, said: TÌNH KHÚC 4 Ngàn thông lặng gió lắng hồn quê Man mác ngày xanh rộn lối về Áo trắng xa xăm ngùi cánh phượng Bóng hồng thấp thoáng nhớ đường me Bên thềm xuân vắng say bờ mộng Dọc lối hoa vàng đắm bến mê Cả một mùa xưa sao trắng quá Vàng dòng tâm tưởng đã bao hè mayngan TÌNH KHÚC 4 Còn đâu bến cũ nép sông quê. Phố nhỏ đâu đây, một lối về.... Hiu hắt bên tường cành phượng vĩ. Ngẩn ngơ mặt nước liễu lê thê. Hồi chuông Trấn Vũ rung hoài niệm. Chiều tỏa Tây hồ giữa tỉnh, mê.. Ngùi ngậm sân ga lòng lữ khách. Gió sương hồ hải lắng hương quê. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #26 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #26 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ hai, 10/09/2012 | 22:42 'mayngan', on 24 Aug 2012 - 20:46, said: TÌNH KHÚC 5 Ngàn thông vi vút tiếng thời gian Hoang phế ngày xanh bóng Nguyệt tàn Bến cũ thoáng hồn xuân giục giã Bờ xưa nồng giấc hạ miên man Thu sầu mấy độ vàng tâm tưởng Đông giá bao mùa buốt mộng chân Tà áo trinh nguyên ngùi dĩ vãng Đường trăng heo hút cánh mây ngàn mayngan TÌNH KHÚC 5 Tình sầu mấy độ ngập không gian. Bao lớp rêu phong bóng nguyệt tàn. Lệ đá rơi đâu hồn khắc khoải. Tiếng thu chìm khuất gió miên man. Nhấp nhô sóng dạt mùa trăng cũ. Ngơ ngẩn mây dồn góc chiều tan... Đâu sắc hoa sim nhòa ráng nắng? Còn đây, bến vắng gọi đò ngang.... Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #27 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #27 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Chủ nhật, 16/09/2012 | 12:43 @Cảm ơn bác Thiên sứ có nhã ý họa thơ.Chúc bác viên mãn trong cuộc sống Có tình khúc buồn thì phải có tình hồng làm tăng thêm giá trị đời người TÌNH HỒNG Vạn vật muôn trùng bao đổi thay Tình ta muôn sắc vút trời mây Dệt đường tơ thắm khai xuân ý Thêu tấm duyên nồng mở hội say Tình ái ươm hoa,hoa kết trái Yêu thương gieo hạt,hạt thành cây Rượu hồng năm tháng ta cùng cạn Rót hết đời nhau những tháng ngày mayngan Posted Image Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #28 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #28 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ bảy, 22/09/2012 | 00:12 DUYÊN HỒNG Rót hết đời nhau những tháng ngày Thuyền hoa nhẹ luớt nẻo thiên thai Bên lầu hạnh phúc hòa tâm tưởng Nơi bến Hoàng hoa ý nguyện đầy Bão tố nào trôi bao mộng thắm Phong ba sao chuyển khối tình say Ngày dài tháng rộng xuân vô tận Muôn cánh duyên hồng phơi phới bay mayngan Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ bảy, 22/09/2012 | 00:13 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #29 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #29 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Chủ nhật, 30/09/2012 | 19:52 'mayngan', on 22 Sept 2012 - 00:12, said: DUYÊN HỒNG Rót hết đời nhau những tháng ngày Thuyền hoa nhẹ luớt nẻo thiên thai Bên lầu hạnh phúc hòa tâm tưởng Nơi bến Hoàng hoa ý nguyện đầy Bão tố nào trôi bao mộng thắm Phong ba sao chuyển khối tình say Ngày dài tháng rộng xuân vô tận Muôn cánh duyên hồng phơi phới bay mayngan Kính bác Mây Ngàn. Gia đình và tình yêu con người chính là chỗ dựa vững chắc, là niềm hy vọng của con người. Thật cay đắng cho những ai thiếu vắng một tình gia đình yêu thương. Họ sẽ hụt hẫng và thiếu tự tin khi bước vào đời. Cuộc đời sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa, nếu như thiếu một tình người. Tôi đã nghĩ như vậy, khi họa bài thơ của bác. Chuyện không hợp ý cười thêm gượng. Đời thiếu tri âm sống cũng thừa. Ngân Giang. DUYÊN HỒNG. Cảm tác Đạm bạc bên nhau một kiếp này. Thiên duyên tiền định tạo mê say. Tơ hồng Nguyệt Lão se tâm tưởng Chỉ thắm Bà Tơ dệt tháng ngày. Ngõ nhỏ tình ai tràn hạnh phúc. Lầu cao ngùi ngậm thoáng hương bay. Về đây lửa ấm hồn năm tháng. Lắng đọng duyên tình , nhạt đắng cay. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #30 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #30 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ ba, 16/10/2012 | 10:40 Vâng..đúng như câu này mà bác Thiên Sứ đã ghi: Gia đình và tình yêu con người chính là chỗ dựa vững chắc, là niềm hy vọng của con người. Thật cay đắng cho những ai thiếu vắng một tình gia đình yêu thương. Họ sẽ hụt hẫng và thiếu tự tin khi bước vào đời. ... Cảm ơn bác vì những suy nghĩ thật tinh tế YÊU Ôm đàn ngồi hát giữa trời Trăng thu huyền ảo vọng lời nhớ mong Trăng tan theo tiếng tơ lòng Cung đàn lỗi nhịp bềnh bồng hồn thơ *** Yêu cho rơi những hạt mưa Đất cằn trở giấc mầm xưa chuyển mình Chồi xanh vang khúc tự tình Cánh hoa duyên kiếp gọi hình bóng mơ *** Yêu cho tan ánh trăng thơ Hồn trăng soi lối bến bờ yêu thương Yêu cho ngời ánh sao băng Sa vào cõi nhớ tình mang theo người *** Yêu cho tươi sáng cuộc đời Tình yêu lên tiếng chơi vơi biển tình Yêu cho tình mãi lung linh Thời gian không thể xóa hình bóng nhau *** Yêu cho vương vấn ngàn sau Tình yêu toả sáng sắc mầu trắng trong Yêu cho hoa cỏ ven đường Khoe hương sắc thắm trên đồng ước mơ *** Yêu cho lòng mãi vương tơ Tình hồng rung động thành thơ để đời Yêu cho ngàn cánh sao trời Rực màu chung thủy rạng ngời ánh đêm *** Yêu cho đá cũng phải mềm Biển tình dậy sóng vỗ thềm ái ân Yêu cho tình nghĩa vẹn toàn Chứa chan hạnh phúc hân hoan tràn đầy *** Yêu cho tình mãi đắm say Xanh màu ký ức tháng ngày yêu thương Yêu cho cạn nước sông Tương Chuyến xe tình ái ngát hương về tìm *** Yêu cho hòa nhịp đôi tim Uyên ương xếp cánh lim dim thả hồn *** mayngan Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ ba, 16/10/2012 | 10:42 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #31 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #31 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ ba, 16/10/2012 | 10:46 -MẦU NĂM THÁNG Mãi nhớ ngày xanh vạn sắc hương Dư âm bao độ rót đêm trường Mùa ve gọi phượng hồn tha thiết Thuở bướm vờn hoa mộng vấn vương Xuân tới, xuân mơ ,xuân tiếc nuối Hạ sang, hạ nhớ,hạ sầu thương Tìm đâu mầu áo,mầu năm tháng Mãi nhớ ngày xanh vạn sắc hương mayngan Thiên Sứ likes this Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #32 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #32 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ sáu, 26/10/2012 | 15:35 GIẤC MƠ HOA 7 Xuân hồng đã lỡ một mùa xa Còn nhớ hay quên mộng dưới hoa Bến cũ ngậm ngùi bài biệt khúc Đò chiều dang dở bản tình ca Ngày anh đến lỡ làng duyên phận Ngày trở về tan tác kiếp hoa Lệ đá xanh lưu mầu kỷ niệm Vết lăn trầm nhớ bóng chiều xưa mayngan2 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #33 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #33 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ sáu, 26/10/2012 | 20:53 'mayngan', on 16 Oct 2012 - 10:46, said: -MẦU NĂM THÁNG Mãi nhớ ngày xanh vạn sắc hương Dư âm bao độ rót đêm trường Mùa ve gọi phượng hồn tha thiết Thuở bướm vờn hoa mộng vấn vương Xuân tới, xuân mơ ,xuân tiếc nuối Hạ sang, hạ nhớ,hạ sầu thương Tìm đâu mầu áo,mầu năm tháng Mãi nhớ ngày xanh vạn sắc hương mayngan Hôm nay, đọc lại bài thơ "Mầu năm tháng" của bác Mây Ngàn, khiến tôi ngậm ngùi vì màu năm tháng đã ghi dấu ấn trong tôi, nên cảm hứng với bài thơ mà chia sẻ với bác qua "Mấu Năm tháng" trong tôi. MẦU NĂM THÁNG Mấy lớp rêu buồn đượm khói hương. Long lanh lệ đá lạnh đêm trường. Hắt hiu cánh phượng hè năm trước. Ngơ ngẩn bên tường tiếng ve vương. Một thuở giai nhân cười nghiêng nắng Giờ đây tóc gió phủ màu sương. Trời cao lỡ chọn màu năm tháng. Trần thế ngàn thu mãi nhớ thương..... Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #34 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #34 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ tư, 07/11/2012 | 16:26 Kính bác thiên sứ: Ai cũng có mầu năm tháng xuyên suốt cả một đời người. Nhưng hình như mầu năm tháng của ngày xưa khác với mầu nam tháng của thời nay, khi mà việc giao tiếp đã trở thành quá dễ dàng và đầy đủ qua điện thoại nối mạng 3G...hi... Tuổi trẻ hiện nay khi yêu nhau chắc chẳng còn những lá thư xanh,những giòng mực tím mà vội vã gửi cho nhau những tin nhắn mà thế hệ trước đọc phải suy nghĩ mãi mới hiểu được những chữ viết tắt tây ta lẫn lộn...hii..hiii Nhớ khi xưa tặng nhau những cánh hoa ép trong những lá thư xanh Đóa thạch thảo năm xưa còn đó Đã nhạt mầu phai với ngày xanh Hồn hoa còn đọng trang thư cũ Nương cánh mây trôi tận cuối trời ......... Kính bác thêm bài tình khúc 6 ĐƯỜNG MÂY Đường mây heo hút cánh mây bay Trắng cả mùa xưa trắng mộng đầy Dõi ánh chiêu dương soi đỉnh nhớ Ôm vầng nguyệt khuyết ngủ non say Nụ hồng ngày ấy phai màu nắng Hoa nắng năm nào nhuộm sắc mây Ngoài bến sông thương sương khói phủ Đường mây sao nặng dấu chân ngày Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #35 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #35 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Chủ nhật, 06/01/2013 | 16:23 Hoài niệm Sông vắng bèo trôi dạt bến nao Buồn vương cánh nhạn hút phương nào Lặng theo tiếng sáo ru hoài niệm Dõi cánh diều mơ buốt mộng đào Bóng nước mơ màng soi dáng liễu Hồn hoa héo hắt úa thân đào Mùa xuân vội vã quên ngày tháng Trăng sáng non thề trăng khát khao mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #36 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #36 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ hai, 07/01/2013 | 06:11 'mayngan', on 06 Jan 2013 - 16:23, said: Hoài niệm Sông vắng bèo trôi dạt bến nao Buồn vương cánh nhạn hút phương nào Lặng theo tiếng sáo ru hoài niệm Dõi cánh diều mơ buốt mộng đào Bóng nước mơ màng soi dáng liễu Hồn hoa héo hắt úa thân đào Mùa xuân vội vã quên ngày tháng Trăng sáng non thề trăng khát khao mayngan Kính bác Mây Ngàn. Lâu quá mới lại thấy bác vào diễn đàn. Tựa bài thơ của bác , khiến tôi rất xúc cảm. Bởi vậy, không quản tài hèn, cũng xin được cảm tác những ý tưởng của bác. Hoài niệm. Trăng vỡ ngàn thu dạt chốn nào. Dấu xưa hoài niệm dạ nao nao. Tiếng ve nức nở mùa Xuân cũ. Nín lặng Đông qua một vẻ đào. Muôn nèo lạc loài... bao lá rụng? Năm dây buông bắt... một âm cao. Ai về cõi nhớ bao thu trước. Cho gửi hồn tôi... ngấn lệ trào. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #37 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #37 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ năm, 10/01/2013 | 17:23 Kính bác Thiên Sứ Rất cảm ơn bác về bài họa của bác. Bộn bề với bao nhiêu công việc vui có buồn có mà bác vẫn dành chút thời gian ghé thăm thật là đáng trân trọng Có những đêm ngủ không được cứ trăn trở về cuộc đời này... TIẾNG GỌI HƯ KHÔNG Đêm về nghe tiếng hư không gọi Trăm năm thấp thoáng bóng phù du Bụi hồng rũ bỏ duyên trần nghiệp Một thưở hồng hoang gửi phận người. Đêm về nghe tiếng thiên thu vọng Ngàn sao thăm thẳm nẻo hư vô Trăng già lấp lánh màu thiên cổ Vũ Trụ bừng lên khúc nhạc huyền. mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #38 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #38 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ sáu, 01/02/2013 | 16:20 CHÚC XUÂN Xuân thắm yêu thương khắp mọi miền Mừng Xuân thắng lợi vạn niềm tin Công danh thăng tiến tròn mong ước Kinh tế hanh thông thỏa ý riêng Đào ngát hương xuân,Xuân hội ngộ Mai tươi sắc Tết,Tết đoàn viên Chúc xuân thịnh vượng, Xuân đầy phúc Tài lộc đơm hoa nở đỏ hiên mayngan Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #39 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #39 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ sáu, 15/02/2013 | 11:30 'mayngan', on 01 Feb 2013 - 16:20, said: CHÚC XUÂN Xuân thắm yêu thương khắp mọi miền Mừng Xuân thắng lợi vạn niềm tin Công danh thăng tiến tròn mong ước Kinh tế hanh thông thỏa ý riêng Đào ngát hương xuân,Xuân hội ngộ Mai tươi sắc Tết,Tết đoàn viên Chúc xuân thịnh vượng, Xuân đầy phúc Tài lộc đơm hoa nở đỏ hiên mayngan Kính bác Mayngan. Từ ngày bác đưa lên mạng Lý học bài thơ Xuân, khiến tôi rất cảm hứng. Nhưng phần vì công việc bận rộn, phần vì nhiều nỗi ưu tư, nên tứ thơ đâu mất cả. Hôm nay, mùng 6 Tết, có cô em gái đến chơi. Lúc trà dư tửu hậu, đọc bài thơ của tôi cũng nói về mùa Xuân. Thấy cũng hợp cảnh , hợp tình, tôi xin chép lên đây để tạ bác. Năm mới chân thành chúc bác và toàn thể gia đình một năm vạn sự an lành. XUÂN VỀ. Nghiêng say vạt nắng đượm xuân nồng. Muôn sắc hoa cười mãi đợi mong. Len lén hương bay buông nỗi nhớ. Cánh nhạn chao nghiêng dệt sợi lòng. Mấy độ Xuân về trong gió Xuân? Người đi buông lạnh tiếng dương cầm. Tầm xuân, hoa nở màu xanh biếc. Bên luống cà xưa tiếc ái ân. Tình chẳng men nồng vẫn đắm say. Xuân thì một thưở xiết vòng tay. Ai đem Xuân cũ chôn trong mộng. Để mỗi Xuân về nhớ ngất ngây. Xuân đến, Xuân đi mãi chẳng thôi. Nụ tầm xuân cũ vẫn đâm chồi. Lung linh nắng tỏa muôn hương sắc. Chạnh nhớ hoa xưa nét chẳng cười. Xuân cũ đi rồi , lạc tứ thơ, Bâng khuâng chén rượu lỡ cuộc cờ. Chơi vơi cánh bướm , hoa không nở. Tàn mộng chiều xuân, nhạt ước mơ. Ai đem ly biệt đổi mong chờ. Để hoa năm ngoái trên thơ dâng buồn. Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #40 Bên Suối Thơ HồngLiên kết tới bài viết #40 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ năm, 03/10/2013 | 11:48 Kính bác Thiên Sứ: Từ đầu năm đến nay sức khỏe không được tốt ,nên không còn đầu óc để thơ thẩn, mong bác thứ lỗi Nằm trên giừơng mà vẩn vơ về cuộc đời này HƯ KHÔNG Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng ai biết chập chờn tỉnh mê. Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không Tiêu dao năm tháng vô thường Đường trần nhẹ khúc nhạc lòng lãng du Đêm tàn dõi ánh chân như Lao xao tiếng hạc thiên thu vọng về Mộng du ý lạc tâm mê Phách rời thể tạm ngô nghê ngẫm mình Về đâu một kiếp phù sinh Hồng hoang một thuở in hình bóng xưamayngan **** 3...

LỐI ĐẠO

Thứ năm, 05/07/2012 | 19:25 Kính bác Mây Ngàn. Hôm nay vào trang thơ của bác, xem bài này gợi nhớ trong tôi thuở Ngàn Năm Thăng Long. Cảm xúc đã cho tôi mạn phép chép lại bài cảm tác của tôi. 'mayngan', on 21 May 2012 - 22:02, said: NGÀN NĂM THĂNG LONG mayngan Thiên địa giao hoà vân tụ long Long vân linh ứng hội non sông Hồn thiêng dân tộc ngời phương Bắc Nguyên khí sơn hà rạng biển Đông Thắng địa Rồng chầu sinh Thánh đế Thượng đô Hổ phục xuất Minh vương Thăng Long chiếu chỉ dời kinh cũ Hậu thế nào quên công tổ tông NGÀN NĂM THĂNG LONG Cảm tác Ngàn năm một thuở đất Thăng Long. Linh khí dâng trời vận núi sông. Hạ trắng cuối thu dồn bão Bắc. Xuân về muôn nẻo ấm đầu Đông. Rồng bay gợi nhớ huy hoàng cũ. Rùa hiên bên hồ nhắc chiến công. Việt sử thăng trầm buồn lữ khách Giang sơn còn đọng máu cha ông. . mayngan likes this Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #11 Lối ĐạoLiên kết tới bài viết #11 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ tư, 11/07/2012 | 22:58 Kính bác Thiên Sứ:Cảm ơn bác Chúc bác nhiều sức khỏe Hôm lễ hội 1000 năm Thăng Long, mayngan tôi cũng đã có mặt tại thủ đô và đã chứng kiến nhiều chuyện lạ xẩy ra trong thời gian lễ hội LINH KHÍ THĂNG LONG MÂY HÓA RỒNG hay VÂN TỤ LONG điều kỳ lạ của đất trời đã xẩy ra. Đúng là khoảnh khắc càn khôn linh ảnh tụ. Phút giây vũ trụ khí thiêng hòa. Chỉ có linh khí Thăng Long của cả một dân tộc hằng 1000 năm mới tạo ra những hình ảnh kỳ diệu như vậy. Tứ linh xuất hiện cùng một thời điểm là điềm báo đất nước sẽ thái hòa thịnh vượng và Rồng 1000 năm cũ đón Rồng nay...Hào khí Việt Nam tỏa đất này đã linh ứng. Đây là hiện tượng thiên địa giao hòa trên đất Việt mến yêu, trong lúc cả nước đang hân hoan chào đón ngày HỘI NON SÔNG. Một hiện tượng chỉ có thể giải thích bằng lý lẽ của trời đất LONG VÂN xuất hiệnTrên đèo Hải Vân đang bay về phương Bắc,đúng dịp kỷ niệm đại lễ ngàn năm Thăng Long Posted Image Posted Image Posted Image TIẾNG NON SÔNG Cùng đi tìm tiếng non sông Nước non ngàn dặm nối vòng tay chung Hồn thiêng sông núi soi đường Buổi đầu dựng nước vua Hùng trao gươm Sơn hà xã tắc thăng trầm Trải bao triều đại danh thơm lưu truyền Nào quên công đức tổ tiên Sử xanh mãi vọng lời hiền nhân xưa Lạc Hồng định tại thiên thư Trời Nam một cõi an cư muôn đời Đồng tâm hiệp lực giống nòi Dựng xây tổ quốc rạng ngời biển Đông Mayngan Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ tư, 11/07/2012 | 23:02 Thiên Sứ likes this Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #12 Lối ĐạoLiên kết tới bài viết #12 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ sáu, 20/07/2012 | 11:11 LỜI CỔ VẬT Ngàn thu còn đó dấu chân ngày Đồng Đậu Gò Mun ai có hay Văn hoá Phùng Nguyên khơi tộc cũ Văn minh Lạc Việt rạng đời nay Tìm lời gốm cổ,lời sông núi Vọng tiếng đồng xưa,tiếng nước tôi Cổ vật lung linh mầu thế kỷ Ngàn thu còn đó dấu chân ngày mayngan Posted Image Posted Image Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #13 Lối ĐạoLiên kết tới bài viết #13 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Thứ sáu, 20/07/2012 | 11:11 THÚ CHƠI CỔ NGOẠN Thú chơi cổ ngoạn tuyệt vời thay Mê mải tầm nguyên năm tháng say Gốc tích tỏ tường soi quá khứ Cội nguồn thấu hiểu sáng tương lai Đông Sơn hồi trống muôn đời vọng Vũ điệu Lạc Hồng vạn kiếp ngây Văn hóa tiền nhân lưu dấu cũ Tâm tràn kim cổ đã bao ngày mayngan Posted Image Bài viết chỉnh sửa bởi mayngan: Thứ sáu, 20/07/2012 | 11:39 Hư vô bao nẻo đưa hồn Cõi riêng còn nhớ...chập chờn tỉnh mê Bể dâu xanh cõi đi về Một đời lãng đãng bên lề hư không #14 Lối ĐạoLiên kết tới bài viết #14 Thiên Sứ Hội viên ưu tú Quản trị Diễn Đàn PipPipPipPip 29.544 Bài viết: Thứ bảy, 21/07/2012 | 18:59 Kính bác Mây Ngàn. Hôm nay tôi ngồi ngắm thanh gươm của Việt Vương Câu Tiễn qua tấm ảnh chụp nhà người bạn, lại suy ngẫm bài thơ của bác về cổ vật. Xin cảm tác bài này chia sẻ với bác niềm tâm sự. THÚ CHƠI CỔ NGOẠN Cảm tác Dâu bể ngàn năm, cuộc đổi thay. Im lìm cổ vật, giấc tỉnh say. Huy hoàng một thuở đâu còn nữa? Ngơ ngác nơi đây một chút này. Chiến Quốc, Xuân Thu hồn Tạo hóa Thịnh Đường, mạt Hán mặc vần xoay. Hương xưa vẫn ngát trong thơ cũ. Dấu ấn tiền nhân, cánh hạc bay. * Mộng trần như tỉnh, như say. Phím tơ vướng khói trầm(*) bay ngang trời..... =================== * Đốt lò hương ấy, so tơ phím này Kiều. Nguyễn Du Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ #15 Lối ĐạoLiên kết tới bài viết #15 mayngan Mới gia nhập Thành viên diễn đàn 47 Bài viết: Chủ nhật, 19/08/2012 | 18:12 Kính bác Thiên Sứ Rất cảm ơn bác về bài họa Thú chơi cổ ngoạn.Tôi có đọc về nguồn gốc phát hiện khảo cổ về thanh gươm này theo bản tin của Việt báo : TPCN - Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn dài 55,7 cm, rộng 4,6 cm. Việt Vương Câu Tiễn đã dùng thanh kiếm này để đánh nước Ngô, buộc Ngô Vương là Phu Sai phải tự vẫn. Posted Image Ông Hứa Quang Quốc cùng thanh kiếm mô phỏng của mình. Ảnh của Tân Hoa Xã Người Việt Nam, Nếu đã đọc truyện “Đông chu liệt quốc” đều biết đến tên Câu Tiễn. Năm 473 trước công nguyên, Việt Vương Câu Tiễn đã dùng thanh kiếm do sư tổ bảo kiếm Âu Dã Tử đúc nên để đánh nước Ngô, buộc Ngô Vương là Phu Sai phải tự vẫn.Mùa đông năm 1965, tại một con mương gần hồ chứa nước Chương Hà thuộc thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, người dân đã phát hiện ra một thanh kiếm bằng đồng thiếc. Khi rút kiếm ra khỏi vỏ, thân kiếm vẫn sáng loáng, không hề bị gỉ, lưỡi sắc ngọt, cắt đứt dễ dàng hơn 20 lớp giấy. Các nhà nghiên cứu khẳng định đây chính là thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn. ....

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

BÌNH CỔ KHMER TOÀN VĂN BẢN DỊCH THEO BẢN VĂN TIẾNG PHÁP CỦA ÔNG ARLO GRIGIFFITHS

Arlo Grifβiths và Brice Vincent * Một chiếc bình Khmer đã đăng ký βin của Gd e Century (1296 K) Từ 11 tháng mười một - 6 tháng 12 năm 2011, Corpus đội đăng ký Campāa thực hiện một nhiệm vụ thứ hai công nhận ở miền Trung Việt Nam 1 . Trong thời gian ở Thành phố Hồ Chí Minh, Arlo Grifβiths theo lời mời của giáo sư Thanh Phan, trình bày những chính kết quả của nhiệm vụ tại Đại học khoa học xã hội và con người. Tại đây Nhân dịp này, Trần Anh Dũng thu trưng cầu sự giúp đỡ của chúng tôi để chuyên môn của một dòng chữ trên một chiếc bình bằng đồng anh cho rằng cam. Tuy nhiên, nó là của sau đó tiết lộ rằng đây không phải là một cam entry nhưng Khmer, và tàu trong câu hỏi là như thế gần chắc chắn hóa đơn Khmer. Theo các chủ sở hữu, căn phòng sẽ có được tìm thấy vào năm 2006 do dân làng Hưng Lộc ở miền Trung Việt Nam (Nam Định Bình, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) những người sau đó sẽ bán anh ta. Chúng tôi * Chúng tôi đầu tiên cảm ơn Trần Anh Dũng, chủ tàu, trong đó đã cho chúng tôi tất cả các tiện nghi để hoàn thành nghiên cứu của mình. Nhờ chúng tôi còn Thanh Phan, giáo sư tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân của Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu và đông nam Việt vicedirecteur Châu Á, không có Người làm việc này sẽ không thể thực hiện được. Cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè enβin người đã đóng góp, mỗi trong lĩnh vực của họ, làm phong phú thêm cả nội dung tài liệu hướng dẫn của bài viết của chúng tôi: Michel Antelme, Pierre Baptiste, Eric Bourdonneau, David Bourgarit Chea Socheat, Louise Cort, Veronique DeGroot, Armand Desbat, Julia Esteve, Dominic Goodall, Hisashi Goto, Ayumi Harada Masako Marui, Stephen Murphy, Martin Polkinghorne, Dominique Soutif, Cần Thơ Thôn. 1. Về dự án và nhiệm vụ trinh sát đầu tiên của nó tiến hành trong năm 2009, và xem GėĎċċĎęčĘ al.2008-2009. chúng ta có thể không đầy đủ βier này từ, chưa quan tâm rất lớn Lịch sử nếu được chứng minh, kể từ đề nghị như là nguồn gốc cho bình hoa của chúng tôi một trang web của các cựu Campa. Có vẻ như trong bất kỳ trường hợp không chắc rằng các mảnh đi kèm một trang web Khmer của hiện tại miền Nam Việt Nam, nếu một người vẫn tin rằng Trần Anh Dũng. Đăng ký và loại phương tiện mà nó đang được khắc chưa được công bố, Arlo Grifβiths đề nghị Brice Vincent để cống hiến một nghiên cứu chéo vào văn bản và các đối tượng. Một nhiệm vụ Hồ Chí Minh vào tháng Chín năm 2013, cùng với Thanh Phan, cho phép để thiết lập các mô tả chi tiết của chiếc bình và chụp ảnh vi chúng tôi xuất bản ở đây. Miêu tả Chiếc tàu này là trong các hình thức của một thùng kín có đáy phẳng và bụng trụ, với một cổ hẹp mở rộng về phía đầu và chấm dứt trong một môi rất phần lớn tràn (βig. 1) 2 . Với một chiều cao (26,5 cm) cao hơn một chút hai lần đường kính (13 cm), các container là được xếp vào danh mục của chai. Một số họa tiết trang trí đi kèm làm phong phú nó. Các môi là hoàn toàn khác nhau 2. Các hình ảnh là do Phan Thanh, trừ khi có quy định khác. Hình 1. đăng ký tàu (chai), 1018 Saka (1096/1097 AD), Làng Hưng Lộc (Nam Định Bình, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam) (?) Đồng dựa trên hợp kim, H. 26,5 cm; D. 13 cm; trọng lượng 1750g. Trần Anh Dũng Collection, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 115-128-AA69_09_VINCENT (dứt khoát) .indd 115 12/8/14 04:20 116 Nghệ thuật Châu Á Tome 69-2014 đầu tiên bằng cách sắp xếp của nó trong các tầng, với các đường gờ xen kẽ và rãnh cộng một rãnh hơn rộng tại trung tâm. Dưới đây, một thân tàu đảm bảo đường giao nhau giữa các độ cong của cổ áo và dạ cỏ. Wide và lót bằng các đường gờ nó Ngoài ra, một rãnh tách enβin, bao tử phía dưới, hình dạng góc lõm đáp ứng trực tiếp mà thông qua bởi các bên Môi dưới. Một biên giới khắc βin bổ sung cho trang trí của mỗi hai yếu tố. Với vài biến dạng mà không nghi ngờ cũ, quanh bụng và trên mép dưới cùng của chiếc bình là khá nguyên vẹn. Nó cho thấy một bề mặt phần lớn được bao phủ bởi một lớp gỉ màu xanh lá cây ánh sáng, kết quả của quá trình oxy hóa của các hợp kim đồng. Đây là Hiệu quả của một đối tượng khảo cổ học đã được chôn cất, cũng như chứng minh một gỉ võng lớn xảy ra ở một bên, từ cổ để dưới cùng của dạ cỏ. Nhiều dấu vết của công cụ đó đã tiếp xúc với các kim loại hiện đại và rất có thể do làm sạch cơ khí đưa ra sau khi phát hiện ra các đối tượng. Sản phẩm của sự ăn mòn động, βines lớp oxide đồng được hình thành gần đây hơn, cả hai trên các bức tường bên ngoài của cơ thể, trên sag, mà ở thành trong của cổ. Kỹ thuật Các tàu này được làm bằng một mảnh theo phương pháp nóng chảy để sáp bị mất, một tiếng và kiểm soát kỹ thuật Khmer nhân đồng cho ít nhất thời kỳ tiền Angkor. Từ một cuộc kiểm tra hình ảnh chi tiết, có thể đề xuất một chuỗi của xây dựng lại làm việc của chuỗi hoạt động đó là cần thiết cho định dạng của nó. Ban đầu, một lõi chắc chắn làm bằng đất sét trộn với cát và một chất tẩy nhờn hữu cơ (vỏ cây gạo hoặc khác) đã được định hình, trước khi áp dụng một lớp sáp 3 . Một loạt các đường đồng tâm vẫn có thể nhìn thấy trên tường bên ngoài của cơ thể và cổ, nơi họ xuất hiện lõm, mà còn trên tường Nội bộ của cùng một cổ áo khi chúng xuất hiện thời gian này nhẹ nhõm, dường như để chứng thực việc sử dụng một máy tiện để thực hiện mô hình này sáp (βig. 2). By quay của lần lượt, lớp sáp được áp dụng cho các lõi sẽ dần dần cân bằng tỷ số cho đến khi độ dày mong muốn, có thể sử dụng một lưỡi là sắt hoặc của một loại vật liệu hữu cơ khó (tre hoặc khác). Như vậy Điều này giải thích các bức tường đều đặn rõ ràng của tàu, giữa 2 và 2,5 mm cho và môi dưới. Có thể là hai yếu tố này đã được thực hiện mà trong một lần thứ hai sau khi bổ sung hai Thành phần sáp Hơn nữa, họ cũng làm việc lần lượt để có được những trang trí mô tả trước đây. Công cụ này cũng có thể Ngoài ra sử dụng khi phát triển cốt lõi. Kỹ thuật định dạng này mô hình đất sét và sáp lõi là còn thực hành trong Campuchia những năm 1960-1970, đặc biệt Làng Phsar Daek (Phsar Taek), nằm ở tỉnh Kandal số ba mươi cây số về phía bắc Phnom Penh, nơi một cây cung tháp xoay tròn chuyển động đáng chú ý đã được sử dụng cho việc sản xuất các bát hoặc phtil 4 . Một 3. VĎēĈĊēę, 2012, p. 273-277 ("đá và vật liệu"). 4. MĔĚėĊė 1980, p. 335, nơi mà các yếu tố khác nhau cấu thành của công cụ này và hoạt động của nó được mô tả chi tiết; thấy cũng DĊđěĊėę 1961, p. 266, cùng loại của tháp vẫn được sử dụng hiện nay trong làng gần đó Phnom (Bhnaṁ), chuyên biệt hơn trong việc đạt được tiếng chuông chùa hoặc kantin (βig. 3a-c) 5 . Với nhiều Nếu liên tục công nghệ giữa các hàng thủ công bằng đồng cổ xưa và hiện đại Campuchia, nó không phải là không thể mà loại tháp là nhiều hơn hoặc ít tương đương đã được sử dụng bởi các công nhân đồng Khmer sớm Thời Angkor và thậm chí thậm chí trước đó, một lần nữa để đạt được các đối tượng khác nhau như tròn lọ, bát, chuông, hoặc các "chuông voi." Mô hình sáp sau đó đã được chuẩn bị cho đúc và có một hệ thống quyền lực, cũng trong sáp. Ba tàn tích khác biệt của kênh đúc nhìn thấy được trên dưới cùng của kính: đo lường khoảng 4 mm đường kính, họ sắp xếp cách đều không đi từ rim (βig. 4). Họ đã được ban đầu được tham gia với nhau và kết nối với các oriβice chính hoặc đúc nón, bởi được giới thiệu các kim loại lỏng. Gỡ bỏ sau khi casting, họ sau đó xẻ lịch sự. Lưu ý rằng nó chắc chắn không là cần thiết để thêm lỗ thông hơi sơ tán không khí và khí chứa trong lõi. Các khuôn chịu lửa nhúng các mô hình sáp, nhưng cũng có những cốt lõi của chính nó, cả hai thường giàu hữu cơ tẩy dầu mỡ và do đó xốp sau khi bắn sẽ thực sự thực hiện chức năng này 6 . Rõ ràng trong bất kỳ về làng Tong Yol (Yol Don), nằm ở khoảng bốn mươi cây số về phía nam của thủ đô, nơi một tháp là cũng được sử dụng để sản xuất phtil. 5. Chúng tôi đặc biệt muốn cảm ơn Leng Rattanak, Lim Kannitha, Tuy Danel và kim loại Phòng thí nghiệm bảo tồn của Bảo tàng Quốc gia Campuchia ở Phnom Penh để chúng tôi đã giới thiệu nhiều lần giữa tháng mười hai năm 2007 và tháng hai 2011 từ các nghệ nhân kim loại thành lập trong khu vực đô hoàng gia cũ của Oudong và Longvek, trong đó bao gồm các làng Phsar Daek và Phnom. 6. VĎēĈĊēę, 2012, p. 277-278 ("Hệ thống điện"). Ngoài các ví dụ hiện đại, điều này đặc trưng do việc chuẩn bị đất sét dùng để sản xuất khuôn mẫu được conβirmée bởi nghiên cứu kỹ thuật gần đây trên các đồ nội thất từ khai quật của người lao động đồng hội thảo của các cung điện hoàng gia của Angkor Thom (PĔđĐĎēČčĔėēĊ et al., Sắp xuất bản). Hình 2. Marques tròn (dạ cỏ). 115-128-AA69_09_VINCENT (dứt khoát) .indd 116 12/8/14 04:20 Nghệ thuật châu Á Tome 69-2014 117 Nếu không có khoảng cách trong móng tay là sử dụng, kể từ cốt lõi đã được tiếp xúc trực tiếp với các khuôn đúc, trong đó ngăn chặn phong trào sau việc di tản của sáp. Có lẽ là cùng một lúc, một số duy nhất được khắc bằng sáp, trên mép trong của đáy (βig. 5). Nó đọc trong tác dụng ngược, cho thấy ông đã được liệt kê như bình là trả lại. Đây là 1 Khmer, cũng được biết đến của các doanh nghiệp khác, cho dù thực hiện trên đá hoặc kim loại 7 . Như chúng tôi đã giải thích trong các trang của tạp chí này, các chức năng khác nhau có thể được quy cho những con số đăng ký 8 . Trong trường hợp này, có lẽ Theo quan sát gốm nhãn hiệu một số đồ gốm Khmer, đây Con số có thể chỉ ra một nơi sản xuất, hoặc thậm chí các hội thảo, nơi chiếc bình là tan chảy, một giả định rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thêm. Các vị trí của sprues như độ xốp có thể nhìn thấy lớn nhất trên phía dưới và phần dưới của cơ thể, Kết quả của việc gia tăng khí chương trình rằng con tàu đã bị tan chảy theo chiều ngược lại. Chảy 7. SĔĚęĎċ 2008a, p. 55 tuổi, bị bệnh. 12; cho một vài ví dụ các con số trên đồ đồng Khmer, xem VĎēĈĊēę 2012, p. 260-264 ("các đối tượng lắp ráp và thương hiệu sản xuất "). VĎēĈĊēę 8. 2013, p. 29-30. không để lại khiếm khuyết lớn. Hơn nữa độ xốp, độ tan chảy một số khoảng trống là nhìn thấy được ở những nơi, đặc biệt là ở môi, cổ và phần trên dạ cỏ. Các hợp kim đồng dựa trên sử dụng đã là chủ đề của phân tích nguyên tố trên trang web và có tường βinesse ngăn cản bất kỳ thu mẫu kim loại. Sau khi đúc, khuôn đúc và lõi có gần gỡ bỏ. Đầu tiên, chỉ có một vài màu xám vẫn còn một phần bao phủ bởi trầm tích cát là vẫn còn nhìn thấy được dưới môi của chiếc bình nơi các khu vực chưa hoàn thành cho thấy một số cụm kim loại, mà còn trong hét lên hai rãnh rộng trang trí môi và phía dưới. Cốt lõi là, đối với với nó, vẫn còn dính với phần dưới của chiếc bình, nơi nó được bao phủ bởi một lớp trầm tích duy nhất cát. Các dấu tích khác của màu xám cũng được tìm thấy trên các bức tường Nội cổ và bụng. Enβin không di tích mạ đã identiβié nhưng chỉ đánh bóng nhãn hiệu, đặc biệt là ở bụng, cellesci một phần bao gồm các dòng tâm đã quan sát thấy. Có lẽ βinition làm việc này có ông dự định loại bỏ các vết biến mọi thứ làm nổi bật dòng chữ ngắn quanh bụng. Hình 3. Ví dụ về tháp cung phong trào xoay tròn quan sát trong một cuộc hội thảo bronziers làng Phnom, nằm không xa Phsar Daek (huyện Ponhea Leu, tỉnh Kandal, Campuchia). Hình ảnh B. Vincent (Dec. 2007): a.Tour cúi sử dụng trong bối cảnh làm chuông chùa kantin; b.Noyaux đất sét để nhận lớp sáp; sáp c.Modèles sau khi vượt qua lần lượt. Hình 4. tích của vận động viên (background). Hình 5. Khmer 1inscrit (rim nội bộ của nền). 115-128-AA69_09_VINCENT (dứt khoát) .indd 117 12/8/14 04:20 118 Nghệ thuật Châu Á Tome 69-2014 Dòng chữ K. 1296 Đăng ký, kiểm kê do Corpus của chữ khắc Khmer ở K. số 1296, bao gồm một Old Khmer trực tuyến (βig. 6). Bà là chạm khắc bằng sáp trước khi đúc nó chứng thực cả sự linh hoạt độ sâu của các nhân vật. Với chiều cao trung bình của 6-7 mm, các chiếm gần như toàn bộ chu vi dạ cỏ, gần 40 cm, theo khoảng βidèlement đường cong của nó. Các bắt đầu và các văn bản được đánh dấu βin bởi dấu chấm câu được biết đến Campuchia dưới tên gomūtra, "Cow nước tiểu" 9 . Edition: 1018 Saka jaṁnvan dhūlījeṅ · · Ăn · śrīdharaṇīndrāditya vraḥkamrateṅa ' kamrateṅ jagat ta · vo · STUK Dịch: "Saka 1018 10 , Chào bán của ông Thưa Vrah Kamrateṅ 'Sri AN Dharaṇīndrāditya để Kamrateṅ của Jagat STUK Võ. " Do, inter alia, trong một số nghiên cứu công bố trong số ra gần đây của tổng quan này, loại hình này đăng ký Khmer trên kim loại đối tượng sùng bái sufβisamment nay gọi cho nó là vô ích để sống trên cấu trúc Văn bản, cú pháp hoặc từ vựng tặng 11 . Các phòng được bảo quản rất tốt, không có gì trong việc đọc Đăng ký không tăng bất kỳ nghi ngờ gì. Nó là như vậy, chỉ có những câu hỏi về nội dung đó phải giữ lại ở đây sự chú ý của chúng tôi. Những mối quan tâm, đầu tiên, danh tính của các nhà tài trợ và, Thứ hai, đó là vị thần mà bình là dành riêng. AēęĊđĒĊ 9. 2007, p. 47. 10. Hãy 1096/1097 AD. 11. GĊėĘĈččĊĎĒĊė & VĎēĈĊēę năm 2010; SĔĚęĎċ 2010. Chúng tôi có thể thêm mục SĔĚęĎċ 2008b và đóng góp của Esteve J. và D. Soutif trong trường hợp này (V. Supra, p. 97-106). Nhà tài trợ Tên đầy đủ của các nhà tài trợ, Jen Dhuli Kamrateṅ Vrah 'Ăn Sri Dharaṇīndrāditya, cho thấy rằng đây là một chức sắc đặc biệt nổi bật. Các honoriβique tiêu đề dhūlījeṅvraḥkamrateṅ'añ của danh hiệu trước đây royal12 , Là trong thực tế, chứng thực GD e và GDD e thế kỷ cho một số rất chức: saddsiva, mà nhận Như vậy, cùng với tên Sufβixe Hoàng gia Jayendravarman khi Nó trở thành rājagurud'Udayādityavarman 13 ; Vāgindrapaṇḍita mình gurude Sada-Shiva và có lẽ cũng người tiền nhiệm của mình các chức năng của Raja Guru 14 ; enβin, Jayakīrtipaṇḍita Raja Jaya gurude Varman VII 15 . Đối với Divākara Pandita, rājagurude Jaya Varman VI của Dharanindravarman tôi st Surya sau đó Varman II, anh mang βin cuộc sống của mình như là Dhuli gần như giống hệt SĆčĆĎ 12. 1970, p. 19-20. 13. bia Sdok Kak Thom (STUK Kak Dham) (K. 235 D trước, l. 65; 974 Saka; CšĉijĘ & Deeeee 1943, p. 91, 126). Lưu ý rằng các nhân vật cùng xuất hiện đã honoriβique với danh hiệu này trong một entry hơi trước đó, vẫn mang tên Jayendrapaṇḍita đã cho anh Suryavarman I st một vài năm sớm (K. 219, 5 ;. 972 Saka; ICVII, p 46.). 14. K. 235 (D bên, 62 ;. & CšĉijĘ Deeeee 1943 p. 91, 125); thấy cũng p. 126, n. 3: "Có vẻ như rằng Jayendrapaṇḍita [saddsiva] đã thành công trong văn phòng để Vāgindrapaṇḍita. Đó có thể là lý do tại sao nó được title Dhuli Jen. " 15. "Little đăng ký" Banteay Chhmar (Panday Chmar) (K. 226-5, rẽ trái, '' cửa bắc bến tàu là; trị vì của vua Jayavarman VII; ICIII, p. 71). Nhân vật này cũng được đề cập dưới tên Jayakīrti và Jayamaṅgalārtha đội bia đá của Ta Prohm (TA Brahm) mà còn đề cập đến việc lắp đặt hai bức tượng của Guru Vua trong cung thánh (K. 273, bên B, st. Và XXX XXXVII; Saka 1108; CšĉijĘ 1906, p. 54-55 và 74-75; xem cũng SęĊėē 1965, p. 198). jeṅkamrateṅ'añ 16 . Biến thể khác là enβin đưa ra bởi một dòng chữ Kbal Spean (Kpāl SBAN), Phnom Kulen (Bhnaṁ Gūlaen), trong đó cung cấp một Yuvaraja, hay "thái tử", tiêu đề của Dhuli Jen vraḥkaṁmrateṅ'añ kaṁmrateṅ'añ 17 . Tên cá nhân của các nhà tài trợ, Dhara-ṇīndrāditya, chỉ được biết đến bởi một Một dòng chữ của bia Kuk Yeay Hom (Yay Guk Ham). Chúng ta đọc trong đoạn thơ VII Dòng chữ Phạn này 18 : yātasyāṁyatinodapādi Dharani-ndrādityanāmnāsatī kāntiśrīghanaśāsanāmvunidhinā rājendralakṣmyāhvayā sādhyāsādhudhiyām abhūd avabhayāsaṁmohayantījagac cintāratnalateva puṇyavidhinā pitrārtham ādyākṣitau || "Châm ngòi bởi cô [Dharaṇīndrarājalakṣmī] bởi Dhara-ṇīndrāditya yatinommé đại dương của tôn giáo Śrīghana, đạo đức Rājendralakṣmī là thuận lợi cho người dân sẵn sàng; cô hoảng sợ các sinh vật với sự lộng lẫy của nó; cô như một cây nho mang viên ngọc thỏa mãn những ham muốn, và cô ấy đã đầu tiên trên trái đất bằng hành động của mình bénéβice để tích của cha mình. " 16. bia của Preah Vihear (Brah Vihar) (K. 383, mặt D, l. 7-8; Saka 1041 hoặc 1042; CšĉijĘ & Deeeee 1943 p. 153-154). 17. K. 1011-3 (l 3-4 ;. 980 Saka; JĆĈĖĚĊĘ 1999, p 360). 18. K. 86 (ICV, p. 284, 287). Hình 6. Đăng ký K. 1296 (dạ cỏ). 115-128-AA69_09_VINCENT (dứt khoát) .indd 118 12/8/14 04:20 Nghệ thuật châu Á Tome 69-2014 119 Các V-VI cũng xác định rằng các khổ thơ Dharaṇīndrarājalakṣmī vợ Dharani-ndra Ditya, là em gái của một vị vua tên là Jayavarman. Dharaṇīndrā Ditya do đó thuộc về gia đình hoàng gia. Điều này vị trí một mình có thể cho phép các identiβier là nhà tài trợ của chúng tôi bình hoa, trong đó, hãy nhớ, là một rất cao chức sắc của vương quốc với một danh hiệu cao nhất trong titulature Angkor. Phải thừa nhận rằng, danh hiệu này không được đưa ra trong bia Kuk Yeay Hom, nơi nó là khá qualiβié yatiou của "khổ hạnh", mà là nhiều hơn Lời thú nhận Phật giáo như các chương trình tham chiếu đến "tôn giáo của Śrīghana" 19 . Không Tuy nhiên ngăn Dharaṇīndrāditya đã thực sự dedhūlījeṅvraḥkamrateṅ tiêu đề 'Ăn tại một thời điểm của cuộc đời mình trong khi ông bao gồm kết hôn, trước khi chọn cho cuộc sống tôn giáo 20 . Hãy cho chúng tôi thêm rằng ngay cả mà không sáp nhập này, các thiết bị đầu cuối không khí -ādityade tên mình đề cập trực tiếp đến các triều đại onomastique sạch Cái gọi là "Mahīdharapura" 21 . Người nhận Các vị thần mà chiếc bình được cung cấp là kamrateṅjagat STUK vo. Điều này "Chúa Thế giới STUK Võ "là một Nhiều người trong số những vị thần được gọi là kamrateṅjagatet kết hợp với những nơi spéciβiques đánh dấu sự Khmer địa lý thiêng liêng cổ 22 . Địa phương của nó là các "ao (STUK) cây (s) bodhi (vo)", hoặc nhưng các "lùm cây bồ đề" 23 . Một 19. Phạn śrīghanaest hạn thực sự là một hình dung từ Đức Phật trong minh văn Khmer hiện nay. Trên này Tính ngữ, được sử dụng nhiều nhất cho Phật lịch sử, xem SĐĎđđĎēČ 2004. 20. Điều ngược lại được đề xuất bởi G. Cœdès: "Không nghi ngờ gì ông rời [Dharaṇīndrāditya] cuộc sống tôn giáo kết hôn với em gái của nhà vua. Có những ví dụ khác của các hôn nhân "(ICV, p. 280, n. 3). 21. chấm dứt trong những cái tên của các thành viên Dynasty Mahīdharapura tiếp tục thực thường là tên của tổ tiên mô-men xoắn Aditya - bao gồm Laksmi sẽ đến từ các nhân vật lâu đời nhất của triều đại này, Hiraṇyavarman (IC V, p 281 ;. See BĔĎĘĘĊđĎĊė 1987-1988, p. 121, n. 16). Hai nhà lãnh đạo trong tên của Cũng thuộc cùng Dharanindravarman Dynasty, xem infrap. 121 và 122. 22. CšĉijĘ 1961; FĎđđĎĔğĆę 1981; JĆĈĖĚĊĘ 1994; BĔĚėĉĔēēĊĆĚ 2011. 23. Nếu hạn vone Khmer cổ đại là một vấn đề Dịch có chỉ định pipalou Ficus religiosaL. (PEE Như một tên nơi này có thể gợi lên một ngôi đền Phật giáo và do đó đồng ý tương đối tốt với các nhân vật của Dharaṇīndrāditya như trình bày bia Kuk Yeay Hom. Tên STUK Võ đã βigure của chúng tôi kiến thức trong một khác Đăng ký: bia của Ta Keo (TA Kaev) mà, trong khi tái tạo một văn bản thời gian tôi Yasovarman st Sẽ là hẹn hò dưới triều Suryavarman I st 24 . Chúng ta đọc trong Phạn đoạn thơ XVI mục này 25 : Sima vananetrakṣites pūrvveṇeyaṁkaṅtiṅmahī | dakṣiṇena śarakramaḥ stugvonady api paścime || "Các lĩnh vực là Vananetra giới hạn: phía Đông giáp đất của kantin; các Nam Śarakrama; về phía tây, sông Stugvo [STUK Võ]. " Tên địa điểm nó như là tên βigure một dòng sông (sk Nadi.), đánh dấu biên giới phía tây của đất bổ nhiệm Vananetra Phạn, "mắt rừng", mà Khmer Mat tương đương cổ Pri sẽ kết thúc trong một dòng chữ của cùng monument26 . Hiện nay chúng tôi là 2004, p. 456; JĊēēĊė 2009, p. 561), tuy nhiên stukpeut mất nhiều hướng. Đầu tiên này của "ao, ao, Lake "(LĊĜĎęğ 1967, trang 419-420 ;. thấy Pee 2004 p. 508, nơi chỉ có những cảm giác "ao" được giữ lại), mà là đặc biệt là ở tấm bia conβirmé đã trích dẫn Sdok Kak Thom nơi STUK Khmer ransiest diễn giải theo tên địa điểm Phạn vaṁśahrada, "ngựa" hay "tre ao" (K. 235 B bên, st XLIX và khuôn mặt D, 23-24; .. CšĉijĘ & Deeeee 1943, p. 80, 89, 97, 117). Ph. Tuy nhiên Jenner Mời khác STUK dịch, cụ thể là "tăng trưởng dày đặc underbush, khu vực phát triển quá mức với bụi cây rậm rạp: bụi, phanh, đi kháng chiến; lùm cây, bụi rậm, lùm cây "(JĊēēĊė 2009 p. 667). S. Pou là, quá, hỏi "nếu, ban đầu, nó không signiβiait như 'lùm cây' mặc dù không có đề cập được đến với chúng tôi "(LĊĜĎęğ 1967, p. 419). CšĉijĘ 24. 1934, p. 417-418. 25. K. 534 (FĎēĔę 1925a, p. 301, 303). 26. Chiều cao phía nam cửa bên trong của Ta Keo (K. 278, Bên B, st. XX; 929 Saka; ISC, p. 107, 115; xem FĎēĔę 1925a, p. 303, n. 5 và CIII, p. 157): matpriggrāma. Dài Seam giải thích rằng thuật ngữ này sẽ chỉ định một "làng vào bìa rừng", các pripouvant tố độc đáo nguyên nhân của Khmer cũ vraiqui signiβie "rừng" (ERIC, 2007, p. 24). Chúng tôi tạm thời giữ lại này giải thích, nhận ra rằng đối số ngôn ngữ bị cáo buộc sẽ cần phải được phát triển hơn nữa. Hình thức Phạn có vẻ khá liên quan Biểu mat Khmer prik. không thể xác định vị trí trên bản đồ tên địa điểm, nhưng giấy chứng nhận đất được gọi là "con mắt của rừng" trong hai chữ khắc có thể chỉ ra rằng Ta Keo Yasodharapura là trong khu vực Angkor hiện đại, mà sẽ ở đồng thời vị trí của dòng sông STUK Võ. Lập luận này vẫn còn mong manh, đặc biệt là những cái tên như là có thể đã được sử dụng cho một số nơi khác trong nước Khmer. Tuy nhiên, có vẻ như hợp lý để giữ lại khả năng này mà các thánh Kamrateṅ của Jagat STUK Võ, có thể Vâng lời Phật giáo, đã ở hoặc xung quanh thủ đô. Hệ luỵ: tái diễn giải lịch sử Jayavarman VI và bia Kuk Yeay Hom (K. 86) Trong đề xuất chỉ thấy một và Dharaṇīndrāditya nhau trong cả hai khắc nêu trên (K 1296 và K 86) chúng tôi mang đến một nguyên tố mới để tranh luận về danh tính của Jayavarman mà nắm giữ hàng đầu Prasasti lập trường của bia Kuk Yeay Hom (III-V st.): Theo các tác giả, Jayavarman VI (R. 1080 / 1081-1107 / 1108 AD) hay Jayavarman VII (r. 1182/1183-ca.1220 của AD) 27 . Các bình được thực sự nghiên cứu ở đây 1096/1097 lạc hậu 1018 śakaou của chúng tôi thời đại, làm cho các nhà tài trợ của mình, Dharani-ndrāditya, một đương đại của các triều đại Jayavarman VI. Nó có thể không phải như vậy, rõ rằng có chủ quyền mà tham chiếu được thực hiện trong đăng ký 86. K. G. Cœdès đã được đề xuất dựa trên các tiêu chí paleographic và nghiêng như trên một nhân vật được đề cập trong các bia Kuk Yeay Hom: Rājendralakṣmī, của βille Dharaṇīndrarājalakṣmī và Dharaṇīndrā-Ditya (st. VII, xem ở trên). Rājendralakṣmī thực sự xuất hiện trở lại trong bia sau Phimeanakas (Bhimānākās), mà là ở 27. ICV, p. 281-282; GėĔĘđĎĊė B. P. 1973, p. 152, n. 5 và p. 187; JĆĈĖĚĊĘ 2002, p. 334-335; VĎĈĐĊėĞ 2006, p. 109-110; SĔĚęĎċ 2010, p. 129-130. 115-128-AA69_09_VINCENT (dứt khoát) .indd 119 12/8/14 04:20 120 Nghệ thuật Châu Á Tome 69-2014 các bà mẹ của Jayarajadevi, vợ của vua Jayavarman VII 28 . Một lần nữa, nếu nó thực sự là cùng một người, nó có lẽ các cháu gái của vua Jayavarman VI. Phản đối số cuối cùng này Gần đây công thức của D. Soutif trong các trang của tạp chí này, sau khi phát hiện một mặt dây chuyền đăng ký (K. 1277), được cung cấp bởi một số rājalakṣmī Dharaṇīndra và ngày 1140 1218/1219 của śakaou AD 29 . Bằng cách làm cho nhân vật này cùng thời với triều đại của vua Jayavarman VII, đăng ký mới đã dẫn các tác giả identiβier bia Jayavarman Kuk Yeay Hom vì nó có chủ quyền. Với khoảng cách thế hệ, D. Soutif cũng đã cung cấp sự tồn tại của hai Rājendralakṣmī: một, Bà ngoại Jayarajadevi (K. 485, st. XXXIV-XXXV), và một cháu gái Jayavarman VII (K. 86, st. VII). Trong Mỹ Dựa trên các dữ liệu mới được cung cấp bởi các bảng liệt kê chúng tôi xuất bản Ở đây, chúng tôi tin rằng, trái lại, Rajendra Lakshmi đã được cả hai cháu gái Jayavarman VI và bà ngoại của Jayarajadevi. Ý tưởng từ đồng âm là Tuy nhiên để giữ, nhưng phải áp dụng cho Dharaṇīndrarājalakṣmī: một (Dharaṇīndrarājalakṣmī I), là em gái trẻ Jayavarman VI (K. 86, st. VI) như trong βig. 7; cai khac (Dharaṇīndrarāja Laksmi II), chắc chắn là trẻ nhất kể từ khi nó vẫn còn sống trong năm 1218 hoặc 1219 AD, nhưng không chưa chính xác vị trí trong Genealogy Mahīdharapura Chỉ tiêu đề kamrateṅ'añétant của biết (K. 1277) 30 . Hãy cho chúng tôi thêm rằng Dhara ṇīndra rājalakṣmī mang cùng kamrateṅ'añ tiêu đề Bayon được vinh danh tại các ngôi đền ở như một bức tượng chân dung mà cô đã đặt tên cô, Kamrateṅ Jagat Sri Dharaṇīndra rājendreśvarī như 28. K. 485 (bên B, st XXXIV và XXXV [hủy hoại]. Βin GDD e thế kỷ AD [?]; CIII, p. 166, 175). SĔĚęĎċ 29. 2010, p. 129-130. 30. Ít nhất một trường hợp khác của chứng đồng âm Dynasty Mahīdharapura với mẹ và cháu gái Jayavarman VI, đều gọi là Hiraṇyalakṣmī (xem cây gia đình cho trong ICV, p. 281 và GėĔĘđĎĊė B. P. 1973, p. 142). cho thấy một "dòng chữ nhỏ" khắc trên một trong những nhà thờ của ngôi đền 31 . Không có bằng chứng, tuy nhiên, cho phép nói trong trường hợp của Dharaṇīndrarājalakṣmī (I) tôn vinh sau khi ông chết, hoặc Dharaṇīndrarājalakṣmī (II), không giống như vinh dự của mình sống 32 . Dữ liệu mới về các triều đại của Mahīdharapura Các identiβication Jayavarman VI chính bia Kuk Yeay Hom của quan tâm để làm rõ những hẹn hò này đăng ký. Hiraṇyalakṣmī, đó là tác giả trở nên thực sự là cháu gái sự có chủ quyền. Xem xét lại các khoảng trống thế hệ, các thành phần của di tích sẽ được đặt βin để GD e hoặc đầu GDD e thế kỷ 33 . Có lẽ quan trọng hơn đối với lịch sử Angkor, thông tin trong chì entry này để xem xét lại dữ liệu khác nhau liên quan đến việc Dynasty Mahīdharapura 34 . Chúng tôi hạn chế hai vấn đề lịch sử, đôi mắt của chúng tôi tiết lộ sự mong manh của tái dựng đề xuất cho đến nay trong cùng với các công việc quan trọng của viết lại vẫn được thực hiện, cụ thể là các câu hỏi về nguồn gốc của các triều đại và rằng thực hành Phật giáo trong các thành viên của nó. 31. K. 293-23 (nhà nguyện tháp 37, cánh cửa bên trong phía đông, phía bắc bến tàu, đặt hộp mực; trị vì của vua Jayavarman VII; CšĉijĘ 1928, p. 110; GėĔĘđĎĊė thấy B. P. 1973, p. 187, pl. LXIX, ph. 102 và SĔĚęĎċ 2010, p. 129): vraḥrūpa kamrateṅ'añ śrīdharanīndrarajalaksmī kamrateṅjagat śrīdharanīndrarajendreśvarī 32. Trên loại tôn thờ cá nhân, đặc biệt xem CšĉijĘ 1951. 33. ICV, p. 281. 34. CšĉijĘ 1929. Nguồn gốc Thực tế mới: nơi sinh của người sáng lập của triều đại, Jayavarman VI, bây giờ được biết. Thật vậy đọc đoạn thơ III đăng ký 86 K. 35 : Yas śrījayādityapurābhidhāne rājādhirājo dhigatātmalābhaḥ duḥkhārṇavaplāvitamocanārthī śauddhodaniś śākyapure yathāsīt || "The Supreme King of Kings [Jayavarman VI], đã đưa sinh tại thành phố mang tên Sri Jayādityapura và muốn có được sự giải thoát βlots ra khỏi đại dương của sự dữ, cư xử như βils của Tịnh Phạn ở thị trấn Sakya. " Thông qua một loạt các cửa hàng bán lẻ bia phả hệ gần như giống hệt nhau Jayavarman VII, chúng tôi biết rằng gia đình Jayavarman VI, great-chú của mình trở lại cha, là từ Mahīdharapura (Sk. Mahīdharapurābhijanāspado) 36 . Mahī- 35. ICV, p. 284, 286. Một bản dịch của cùng một lập trường được đề xuất trong JĆĈĖĚĊĘ 2007, p. 34. Nó là Tuy nhiên, từ bỏ, bởi vì, ngoài ra nó không về Jayavarman VII nhưng Jayavarman VI, nó không thể là câu hỏi của nơi của sự hình thành chủ quyền, nhưng chỉ đơn giản là để nơi sinh của ông (sk. adhigata-ātmalābha). 36. bia của Preah Khan (Khan brah) (K. 908, A bên, st. XIII; Saka 1114; CšĉijĘ 1941, p. 272, 285). Như nhau lập trường được chứa trong bia của Ta Prohm (K. 273) và Prasat Chrung (Prasad JRun) (K. 287, K. 288, K. 547, K. 597) cũng như hai mục mới (K. 1206 và K. 1230). Một số bản dịch ngôn Phạn mahīdharapurābhijanāspadoont tục đề xuất bởi G. Cœdès "βixa nơi cư trú của cuộc đua của mình Mahīdharapura "(CšĉijĘ 1906, p 72.); "Ai tổ tiên Mahīdharapura cư trú "(CšĉijĘ 1929, p 297, n 1 ..); enβin, "người có gia đình sống Mahīdharapura" (CšĉijĘ 1941, p. 285). Nhưng ý nghĩa vẫn không thay đổi, luôn luôn ý tưởng về một mối liên hệ giữa gia đình Jayavarman VI và thành phố Mahīdharapura. Jayavarman VI Dharaṇīndrarājalakṣmī (I) - Dharaṇīndrāditya Rājendralakṣmī - Tribhuvanabrahmendra Hiraṇyalakṣmī Hình 7. Jayavarman VI và các gia đình hoàng gia của các tấm bia Kuk Yeay Hom (K. 86). Theo ICV, p. 281. 115-128-AA69_09_VINCENT (dứt khoát) .indd 120 12/8/14 04:20 Nghệ thuật châu Á Tome 69-2014 121 dharapura và khu vực rộng lớn hơn xuất xứ của những người cai trị của triều đại cùng tên được truyền thống kết hợp với các nước Khmer phía Bắc và khu trú giữa Dangrek phạm vi và sông Mun là một trong hai ở phía đông bắc của hiện tại Thái Lan 37 . Trong khi không nhất trí, một số tác giả đã đề xuất thậm chí để xác định vị trí chính xác hơn Mahīdharapura Vimāya trong khu vực, (Tỉnh Modern Phimai Thái Nakhon Ratchasima) hoặc identi-βier Mahīdharapura thành phố cổ này của Vimāya 38 . Với cách giải thích mới của bia Kuk Yeay we Hom kiến nghị, tranh luận xem sự hồi sinh. Cần lưu ý đầu tiên đó, bên ngoài Tấm bia này, tên địa điểm Jayāditya pura xuất hiện trong minh văn của thời kỳ này Jaya Varman VII 39 : 1. bia và Phimeanakas được gọi là "bệnh viện" mẹ của qualiβient chủ quyền Jayarājacūḍāmaṇī của "công chúa Jayādityapura" (sk jayādityapureśvarāyām.) 40 . 2. Một loạt các tấm bia đã được đề cập có chứa các gia phả của Jaya Varman VII nhắc nhở một trong những tổ tiên của mình, Śreṣṭhavarman, cũng sinh ra ở Jayādityapura hoặc nhiều hơn Cụ thể, "sinh ra ở núi này những gì các tăng Jayādityapura "(sk. Jaya-Ditya purodayādrau) trước khi triều đại Śreṣṭhapura 41 . 3. Bia Prasat Tor (Prasat Dar) Jayādityapura quote, "thành phố tuyệt vời" (Sk. Jayādityapure parārddhye) như Bhūpendrapaṇḍita nơi cư trú (III) của Kuśasthalī, tác giả của dòng chữ 42 . Dựa trên những dữ liệu vài chữ cổ xưa, G. Cœdès giả CšĉijĘ 37. 1929, p. 297-302; CšĉijĘ 1964, p. 280-282. 38. B. GėĔĘđĎĊė P. 1973, p. 146-147; VĎĈĐĊėĞ 2010 p. 275. 39. ICV, p. 281. 40. K. 485 (bên A, st IV. CIII, p 164, 173.) "Bia bệnh viện "(Một bên, st IV Saka 1108;. đặc biệt xem FĎēĔę 1903, p. 23, 29 [bia của Say Fong: K. 368]). 41. K. 908 (bên A, st VII. CšĉijĘ 1941, p 271, 284.). Các Ngoài ra, cùng một chất được chứa trong bia Ta Prohm (K. 273) và Prasat Chrung (K. 287, K. 288, K. 547, K. 597) cũng như hai mục mới (K. K. 1206 và 1230). 42. K. 692 (D mặt, st LXI ;. Saka 1111; ICI, p 238, 249.). rằng Jayādityapura và Śreṣṭhapura và Kuśasthalī ở cùng một khu vực, cụ thể là khu vực Wat Phú Tỉnh Lào Champasak 43 . Ông Vickery đã chỉ ra cách này Sự kiện này là một phần của một tầm nhìn lịch sử đã có từ trước đó trong nhiều thập kỷ đã có những khu vực Wat Phu cái nôi của dòng dõi hoàng gia Kambuja, với sovereigns thần thoại Śreṣṭhavarman và Śrutavarman cho đại diện đầu tiên. Từ những người khác nguồn cổ tự, trước Angkor Angkor và đặc biệt, nó cũng là được sử dụng để xác định vị trí các thành phố Śreṣṭhapura, không miền Nam nước Lào, nhưng trong một khu vực bao gồm tỉnh miền đông Siem Reap và phía bắc của tỉnh Kompong Thom 44 . Đi lệch hướng giả thuyết của G. Cœdès, C. Jacques có đề xuất của nó bên cạnh nhận Jayādityapura tên cũ của trang web Preah Khan Kompong Svay, hoặc Bakan (Brah Khan) trên địa bàn tỉnh của Campuchia Preah Vihear. Ông thậm chí đã đi hơn nữa bằng cách làm cho Jayādityapura thủ đô của một vương quốc cai trị bởi người cha của Jayarājacūḍāmaṇī, Harṣavarman, mà ban đầu là người đầu tiên trang web lớn trong giai đoạn mở rộng nửa đầu của GDD e thế kỷ 45 . Tuy nhiên một số lập luận cả hai giả thuyết Lãi suất bổ sung có ít nhất tái tập trung nghiên cứu Jayādityapura nằm trên một khu vực, như trong Trường hợp Śreṣṭhapura, phía đông của Angkor. Đây là ở những nơi khác trong cùng một phần của đất nước Khmer, đặc biệt trong khu vực này vốn cổ của Gargyar Chok, Koh Ker hiện đại (Koh Ker), vẫn ở tỉnh Preah Vihear, mà H. Woodward mời để tìm kiếm nguồn gốc Thước của Mahīdharapura 46 . Trong hai chữ khắc lớn làm chứng rời cung thánh của Śivapura Danden, Modern Phnom Sandak (Bhnaṁ SANTAK) 43. ICV, p. 283. VĎĈĐĊėĞ 44. 1998, p. 410-413; xem VĎĈĐĊėĞ 2006 p. 110. 45. JĆĈĖĚĊĘ 2002, p. 335; JĆĈĖĚĊĘ 2007, p. 32-34. 46. ​​WĔĔĉĜĆėĉ 2003, p. 128, 146. 25 km về phía tây bắc của Koh Ker (IK 285): một ngày triều Tôi Dharanindravarman (R. 1107 / 1108-1113 / 1114 AD), là một tấm bia Tiếng Phạn có chứa các praśastidu chủ quyền và người tiền nhiệm của nó Jayavarman VI 47 ; khác, ngày triều Suryavarman II (r. 1113/1114-ca.1150 AD), là một tấm bia bằng tiếng Phạn và Khmer cổ ở Huế được dựng lên để vinh danh các rājaguruDivākarapaṇḍita, đã đề cập ở trên, và dấu vết sự nghiệp của mình 48 . H. Woodward gọi tiếp tục dự án trọng tâm là trong nửa thứ hai của GD e thế kỷ Prasat Khna Sen Keo (Prasad Khnar Saen Kaev), nằm 15 km về phía đông nam của đảo Koh Ker (IK 261). Không nghi ngờ gì được tài trợ bởi triều đại mới của Mahīdharapura nó đã thực sự thu hút được các thợ thủ công của hoàng gia người vừa hoàn thành temple- Mountain Tribhuvanacūḍāmaṇī, Baphuon Modern (Pābhuon) 49 . Trong mình lý luận, tác giả không quên như các nước phía Bắc và Khmer đường từ Yasodharapura / Angkor để Vimāya / Phimai, như nhiều khu vực sẽ cung cấp cho các đồng minh mạnh mẽ để cai trị đầu tiên của Mahīdharapura. Một chùm, nếu không chứng minh, của ít bằng chứng do đó gọi để biết thêm các nghiên cứu về di vật khảo cổ và GD chữ khắc khác e và GDD e thế kỷ khai quật ở vương quốc Angkor đông, đặc biệt là ở các khu vực của Koh Ker aβin làm rõ nguồn gốc Dynasty của Mahīdharapura và identiβier với, có lẽ, chắc chắn hơn Thành phố Jayādityapura. 47. K. 191 (ICVI, p. 300-311). 48. K. 194 (CšĉijĘ & Deeeee 1943, p. 134-154, nơi là cũng nghiên cứu các bia song song của Preah Vihear [K. 383]). 49. Các nghiên cứu chi tiết đầu tiên của Prasat Khna Sen Keo được xuất bản bởi H. Parmentier trong Khmer Nghệ thuật kinh điển của mình (PĆėĒĊēęĎĊė 1939, p 248-269 ;. xem chi tiết Gần đây BėĚČĚĎĊė & LĆĈėĔĎĝ 2013, p. 361-374). Hãy cho chúng tôi thêm rằng G. có Groslier, quá, cảm nhận được nhân vật của sự liên tục giữa sau này và khu bảo tồn Baphuon: "Điều gì làm đặc biệt là sự quan tâm của Prasat Khna Thom [Prasat Khna Sen Keo] là tái bản nhỏ phù điêu của Bapuon [Baphuon] Angkor Thom. Họ là thậm chí nếu nó trông giống như cuốn sách hình ảnh của nó đã đi vào khu vực phía Bắc này ngay sau khi ông βini làm việc tại Angkor "(G. GėĔĘđĎĊė 1924-1926, p. 134). 115-128-AA69_09_VINCENT (dứt khoát) .indd 121 12/8/14 04:20 122 Nghệ thuật Châu Á Tome 69-2014 Phật giáo Trong khi sinh Jayavarman VI Jayādityapura trong cùng một đoạn thơ III bia Kuk Yeay Hom so sánh với "βils của Tịnh Phạn" có chủ quyền mà là để nói, Đức Phật. Đoạn VIII về chính xác cô, cháu gái Rājendralakṣmī cô thuộc "tới clan rất tinh khiết và hậu duệ của Jina "(sk. Prakr̥tisthagotrāñ jinānvayām) một thuật ngữ mà còn đề cập đến Đức Phật 50 . Những dữ liệu này là đặc biệt quan trọng là chúng ta biết một đăng ký đó, cùng một lúc conβirme ngày xuất hiện của người sáng lập ra triều đại Mahīdharapura sự chỉ định như Phật giáo. Đây là Tribhuvanādityavarman bia độc đáo (R 1165/1166 AD -.?), The pādaab VII của đọc đoạn thơ 51 : jainaśrījayavarmāsīd dodyudyuśaśirājyabhāk "Ông là một Phật tử vua Jayavarman, đương kim (2) cánh tay [void (0)] bầu trời, [The void (0)] trời [một (1)] Moon 52 . " Hơn nữa, ngoài Jayavarman VI, ông Người kế vị và anh cả tôi Dharanindravarman st có thể, quá, đã đồ của Phật giáo. Theo J. Esteve, một liên hệ đặc biệt với Phật giáo sẽ thực sự đề cập đến trong văn bia của Samrong (Saṁroṅ), mà dấu vết sự nghiệp của Vrah Kamrateṅ 'Ăn Yogīśvarapaṇḍita 53 . Thật khan hiếm, đoạn thơ III của maṅgalade này Đăng ký gợi lên mạnh mẽ Saivite Jina cùng với βigure chủ quyền 54 . 50. K. 86 (bên A, st VII. ICV, p 284, 287.). 51. K. 1297; biên tập và dịch thuật của A. Grifβiths tại sắp tới. 52. Hoặc 1080/1081 śakaou 1002 AD. Ngày này Mùa Vọng là nếu không được biết đến bởi một dòng chữ một phần bị hủy hoại Pre Rup (Prae Rup) (K. 527, II st. CšĉijĘ 1943, p. 14-16). EĘęijěĊ 53. 2009, p. 358, n. 182. . 54. K. 258 (C mặt, st III Posterior đến 1029 Saka; ICIV, p. 186, 189): ajñātasvaśaranyakām̐s tan ◡ ◡- - - ◡- - ◡tan dr̥ṣṭvājātaghr̥ NO Jino Bhagavan naked sākṣād yam āvirbhavan kr̥tsnakṣmādhipatiḥpunaḥkr̥ta ◡- - - ◡-kāmadas n Yam śrīdharaṇīndravarmmanr̥patir dhāmmāñ jayaty āśrayaḥ || Các Phạn śrīghana hạn, tên khác Đức Phật như chúng ta đã thấy, cũng xuất hiện sau trong văn bản, luôn gắn liền với tên của nhà vua 55 . Điều này Tuy nhiên loại so sánh là không hạn chế cai trị chỉ có Phật giáo. Bia Tuol Ta Pech (Duol Tà Bejr) chứa, ví dụ, một praśastide Suryavarman I st (R. 1002 / 1003-1050 của AD), nơi Saivite có chủ quyền được so sánh với một số vị thần và anh hùng trong thần thoại kể cả Đức Phật (Śrīghana) 56 . Các câu hỏi về sự vâng phục của tôn giáo Tôi Dharanindravarman st do đó vẫn mở. Ít nhất chúng ta có thể đề cập đến hai chữ khắc từ triều đại của ông mà chứng thực một sự bảo trợ ofβiciel qua chức sắc, hai khu bảo tồn Phật giáo chính tại thời điểm đó, những người Chpār của Ransī và Vimāya / Phimai 57 . Những người theo Phật giáo khác vẫn tìm thấy trong số các thành viên của các gia đình hoàng gia. Chúng ta phải đề cập đến đầu tiên đặt các tàu của nhà tài trợ và người anh em của chúng tôi Jayavarman VI Dharaṇīndrāditya mà được mô tả trong đoạn thơ VII của bia Kuk Yeay Hom là một trong yativersé "tôn giáo của Śrīghana" (sk. kāntiśrī-ghanaśāsana) 58 . Hai thế hệ sau, tác giả đó đăng ký và nhỏ "Chiến Thắng là một trong những người mà các Jina may mắn, có nhìn thấy (...) bỏ qua nơi ẩn náu của mình (...) di chuyển với thương hại cho anh ta, đã tỏ mình ra; vua này Sri Dharanindravarman, thạc sĩ tối cao của cả trái đất (...) cung cấp niềm vui, các ổ cắm điện. " 55. K. 258 (C mặt, st VII; ICIV, p 186, 190 ..): tasya śrījayavarmma - ◡ ◡ ◡- - -grajaś śrīghaṇo bhūpaś śrīdharaṇīndravarmmanr̥patir dvārākṣi śūnyendubhiḥ samyagrakṣaṇa - ◡- ◡ ◡ ◡- - - prajāhlādayan yasmai śrījayadevyudāragurave sarvvan dhanam prādiśat || "Người anh cả của Sri Jayavarman ..., giàu [Śrīghana] Vua Sri Dharanindravarman vua (trong năm đánh dấu) bởi mặt trăng (= 1), chân không (= 0), (2) và mắt (9) openings, (cung cấp) đầy đủ bảo vệ ..., vui mừng trung tâm của đối tượng của mình, đã cho tất cả các loại hàng hóa để guru cao quý Sri Jayadevī. " 56. K. 834 (bên A, st XXV ;. G e Saka thế kỷ; ICV, p. 252 260; thấy cũng EĘęijěĊ 2009, p. 363-364). 57. Chiều cao phía bắc của Prasat Trào (Prasad TRAV) (K. 249, l. 15-17; Saka 1031; ICIII, p. 97, 98); cầu cảng cửa phía Nam gian hàng của khu bảo tồn bao vây thứ hai Phimai (K. 397; Saka 1034 ;. CšĉijĘ 1924, p 345-352). Trên Phật giáo thờ Chpār Ransī, chưa địa hoá see EĘęijěĊ 2009, p. 432-460. 58. G. Cœdès, các kāntiprécédant thuật ngữ tiếng Phạn śrīghanaserait một yếu tố honoriβique (ICV, p. 287, n. 2). cháu gái của vua Jayavarman VI Hiraṇyalakṣmī là tổ praśasticomme của nó xem các quy tắc của các tôn giáo Phật giáo (st. XII, XV) 59 . Việc đăng ký chính nó cũng là lấy cảm hứng từ Phật giáo, hai khổ thơ maṅgalas'adressant của "mẹ Muni "(sk. Muner Janani) Bát nhã, và Triratna. Hãy cho chúng tôi thêm rằng Hira-nya Laksmi có vẻ là nguồn gốc của nền tảng của Prasat Kuk Yeay Ham (Prasad Yay Guk Ham), có hình tượng, mặc dù có lẽ sau này, conβirme Định hướng Phật giáo (IK 88) 60 . Do đó nổi lên một hình ảnh mới Phật giáo Khmer từ βin GD e thế kỷ. Tính đến thời điểm này, tôn giáo người theo dõi trong các gia đình hoàng gia, mà người cai trị và lập nên triều đại Mahīdharapura Jayavarman VI. Làm Vì vậy, không chờ đợi Dharanindravarman (II) - Chắc chắn phải rời khỏi kế Angkor 61 - Và đặc biệt của nó βils Jayavarman VII, cho một vị vua Phật giáo thấy mình ở đầu Vương quốc Angkor. Phù hợp với Mahīdharapura, mà được cho là xuống các Jina, Phật giáo cũng có vẻ thế hệ này sang thế hệ để truyền và trong nhiều thập kỷ. Bị xúc phạm Hiraṇyalakṣmī, nó cũng là để báo các bà vợ của vua Jayavarman VII, Jayarajadevi Indradevi sau đó, mà cũng có thể họ trong truyền thống này Gia đình Phật giáo. Trong trạng thái hiện tại của nghiên cứu, quá ít dữ liệu có sẵn trong hình thức của Phật giáo thực hành bởi các thành viên đầu tiên của các triều đại. Nhiều manh mối dẫn Tuy nhiên giả sử một inβluence mạnh truyền thống của Phật giáo Mật tông. Đền thờ minh chứng Vimāya / Phimai đã đề cập, việc xây dựng chỉ có thể được bắt đầu dưới Jayavarman VI và, trước đó, Đăng ký Sab Bak (K. 1158), thiết lập ngày gần và ngày 988 Saka 59. ICV, p. 281. 60. ICV, p. 282-283. Từ một "Chronicle" xuất bản BEFEOen năm 1928, thánh đường này đã được không có nghiên cứu chi tiết. 61. BĔĎĘĘĊđĎĊė 1987-1988, p. 125. 115-128-AA69_09_VINCENT (dứt khoát) .indd 122 12/8/14 04:20 Nghệ thuật châu Á Tome 69-2014 123 hoặc 1067 AD 62 . Mặt khác, Dựa trên một loạt những bản khắc nhắc đến đức Phật như của śrīghana, được tìm thấy ở các nước Khmer và ngày giữa ěĎĎĎ e và GDD e thế kỷ C. Jacques đề xuất sự tồn tại identiβier trong suốt thời gian Giáo phái Phật giáo của truyền thống Mật tông kết hợp với việc tôn thờ của spéciβique Phật, những người sẽ nhập thể, không phải là Đức Phật lịch sử, nhưng năm siêu việt của truyền thống Phật giáo Mật tông (Vairocana Aksobhya, Ratnasambhava, và A Di Đà Amogasiddhi) 63 . Thực tế lịch sử giáo phái này, trong đó có tâm chấn Phật giáo thờ Chpār Ransī, Tuy nhiên, không phải là không làm tăng một số câu hỏi 64 . Phân loại, chức năng và danh mục So sánh chính thức Cả hai bằng hình thái của nó kích thước, các phương pháp tiếp cận nghiên cứu bình một loại gốm đã được tìm thấy trong lò Thnal Mrech (Thnal ' Mrec) gần Anlong Thom (Anlan 'Dham) hoặc là ở phần phía Đông của Phnom Kulen, phía đông bắc của khu vực Angkor 65 . Những men đá sa thạch, với dạng chai, phù hợp với loại K của đá sa thạch classiβication Angkor Đội bóng gốm được thành lập bởi Cơ quan APSARA, hoặc thậm chí các loại K408 classiβication gần đây phát triển bởi A. Desbat (βig. 8) 66 . Các đồ gốm 62. WĔĔĉĜĆėĉ 2003, p. 146-155. 63. JĆĈĖĚĊĘ 2006. EĘęijěĊ 64. 2009, p. 438-439. 65. Armand Desbat, thông tin liên lạc cá nhân của 21 Tháng 4 năm 2014. 66. CččĆĞ TEC ƭ EE 2012, nơi các tác giả cũng sử dụng Khmer thopour hiện đại chỉ ra loại container; DĊĘćĆę, sắp xuất bản; thấy cũng Weec 2010, bảng 2 và 3 (A. "đồ đá" 9. "Chai / lọ" G. "bích miệng, cơ thể mỏng "). Cần lưu ý rằng trong tình trạng hiện tại của nghiên cứu, vẫn không có loại hình học thường được chấp nhận cho sa thạch Angkor và rộng hơn, cho Gốm Khmer, do đó lãi suất 5 e Hội nghị Chủ đề đặc biệt trong nghiên cứu Khmer (COSTIKS), "Mọi người, Chậu và Địa điểm: nghiên cứu mới về Gốm sứ tại Campuchia " tổ chức trong tháng 12 năm 2014 tại Siem Reap. sẽ được sản xuất trong quá trình G e hoặc GD e thế kỷ đó conβirmeraient carbon phóng xạ hẹn hò tiến hành để hai lò trang web Thnal Mrech 67 . Một ví dụ khác của một hợp kim chai dựa trên đồng cũng được biết đến, bút stylus sẽ thấy gần gũi hơn với đồ gốm sản xuất Thnal Mrech (βig. 9). Đến từ một bộ sưu tập tư nhân và gần đây trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Fukuoka, chiếc bình đã được phát hiện trên trang web của Angkor Borei (Ankar Puri) ở tỉnh Takeo của Campuchia 68 . Không có nghi ngờ này liên quan đến từ phía nam của đất nước Khmer, Vì vậy, lịch sử ban đầu của Campuchia, cô giải thích ngày được đề xuất trong Danh mục hàng nhập vào bảo tàng, các ESD e nơi ěĎĎĎ e thế kỷ. Về sự giống nhau về hình dạng và các kích thước đã được đề cập, tuy nhiên chúng ta phải thích một ngày xung quanh cố định hoặc GD e thế kỷ. Điều này cũng sẽ conβirmé bởi đặc điểm paleographic dòng người đăng ký mang chiếc bình, một lần nữa ở dạ cỏ (βig. 10) 69 . 67. Đây là những TMK 01 Lò (TĆćĆęĆ & CččĆĞ 2007) TMK 02 (MĎĐĘĎĈ và al.2009; MĎĐĘĎĈ & CččĆĞ 2010, pp 6-9.). 68. FĚĐĚĔĐĆ EEA MĚĘĊĚĒ 2013, p. 31 (cat. 28). Điều này từ được đưa ra bởi các Bangkok sưu tầm đồ cổ nơi chiếc bình đã được mua (Hisashi Goto, thông tin liên lạc Cá nhân của 26 tháng 5 năm 2014). 69. Tại thời điểm viết bài này kết thúc bài viết, chúng tôi nhận được những bức ảnh Một series mới của chai gốm và kim loại, trong đó phù hợp với chiếc bình của chúng tôi, do đó xuất hiện để thời gian này trong vương quốc Angkor. Mặc dù không có các vòi, họ có một chức năng của cả hai container và đổ bùn, cổ chật hẹp của họ, có lẽ ban đầu được bao phủ bởi một nắp, cung cấp một phương tiện hấp dẫn. hoàn thành việc đăng ký này. Các con sau này mà không có thực liên quan đến nghiên cứu của chúng tôi, nó sẽ được chỉ một thời gian ngắn nối. Hình 8. Chai (loại K408 a và b), GE -gd e thế kỷ lò Thnal Mrech, Anlong Thom, Phnom Kulen (Siem Reap, Campuchia). Đồ đá men. Vẽ Armand Desbat. Hình 9. tàu được đăng ký (chai), GE -gd e thế kỷ Angkor Borei (tỉnh Takeo, Campuchia) (?). Đồng dựa trên hợp kim, H. 29,5 cm; D. 17 cm. Bộ sưu tập tư nhân, Nhật Bản. Ảnh Fukuoka Bảo tàng Nghệ thuật. Hình 10. Đăng ký K. 1328 (dạ cỏ). 115-128-AA69_09_VINCENT (dứt khoát) .indd 123 12/09/14 11:48 124 Nghệ thuật Châu Á Tome 69-2014 mô hình hình tượng indiens73 . Nhất Thường thì các đặc trưng của bodhisattvarenvoie thuộc tính nước bình của các nhà tu khổ hạnh, dùng để uống mà còn để tẩy rửa cá nhân. Đây là Kamandalu, một thuật ngữ tiếng Phạn đưa rộng rãi mô tả các buổi biểu diễn Khmer Lokesvara mặc dù từ đồng nghĩa khác tồn tại trong văn học Bà la môn Phật giáo Ấn Độ (sk. Kundi, kuṇḍikā). Nhưng cùng một thuộc tính này là nhầm lẫn đôi với Kalasa hoặc amr̥takalaśa chứa rượu tượng trưng hoặc mật hoa bất tử giúp các bodhisattvaà mang lại cho người chết được sống và chữa lành đau khổ của thế giới 74 . Thậm chí nếu không có đối số cho phép identiβier với sự chắc chắn của tàu của chúng tôi như một thuộc tính cho một bức tranh Lokesvara - mà nước Khmer sùng bái không thực sự trải qua một sự hồi sinh manifest cho đến thập niên sau đó - nó nên giữ lại ơn gọi tu khổ hạnh Loại đầu tiên của container được vận Bồ tát. Chức năng biểu tượng như vậy sẽ đồng ý thực sự tương đối tốt với các nhân vật của các nhà tài trợ, Dharaṇīndrāditya, như một identiβié Khổ hạnh của Phật giáo trong bia Kuk Yeay Hom. Minh văn dữ liệu Trong số những cái tên khác nhau của container minh văn Khmer biết, ít nhất Cả hai có thể được áp dụng cho các enβin bình nghiên cứu. Đầu tiên là thuật ngữ tiếng Phạn kamaṇḍaludéjà đề cập, đã xảy ra trong Khmer cũ, những diễn biến tài liệu giữa giữa G e và nửa đầu GDE e thế kỷ. Theo S. Pou, nó chỉ định như 73. DC MĆđđĒĆēē 1948, p. 266-267; CčĚęĎĜĔēČĘ 2002, p. 244, 249-250; BĆĕęĎĘęĊ & ZĴĕčĎė 2008, p. 286; xem CĔĔĒĆėĆĘĜĆĒĞ & KĊėĘčĆĜ 1928-1929 và LĚēĘĎēČč SĈčĊĚėđĊĊė 2001. 74. Hai chức năng này có liên quan giải thích tuyệt vời nhiều từ vựng được sử dụng bởi khmérisants tác giả để mô tả các thuộc tính của Bồ Tát "βlacon" "Βlacon nước Lustral," "βlacon ambrosia", "bình" "Bể nước" hay "mật hoa bình hoa." Thêm vào rằng trong nghệ thuật Khmer, thuộc tính này không chỉ dành riêng Lokesvara, nhưng cũng hiếm khi thực hiện bởi hai khổ hạnh thần khác: Brahma (LG 2003 βig 4.) và Siva (SĔĚęĎċ 2009, hình. 156-2). So sánh hình tượng Đây là loại container dường như không được thể hiện trên các bức phù điêu Thời Angkor, được đưa ra trong trường hợp bất kỳ một số tài liệu về vấn đề này 70 . Trong Khmer điêu khắc, ngược lại, có thể gần gũi hơn với một trong những thuộc tính hầu như luôn luôn mang bởi các bodhisattvaLokeśvara một chai hoặc bình, thường được tổ chức ở cổ của mình tay trái (hai tay), hoặc dưới bên trái (bốn cánh tay). Thật vậy, nếu điều này thuộc tính thường được biểu diễn như là như một nắp βlacon, nó chia sẻ đôi khi hình dạng và / hoặc kích thước tàu của chúng tôi. Đó là trường hợp với một loạt Các ảnh đơn Lokesvara thừa nhận nhiều hơn Contemporary trễ, vì triều đại Jayavarman VII, mà đã được phát triển ngày trong nơi thánh của Neak Pean (NAG bandh) tại Angkor. Mỗi hình ảnh nắm tay nghỉ ngơi tại kích thước của một cổ chai hướng về phía thấp wicking nội dung của nó trừ khi nó được đóng lại bởi một nắp (βig. 11a-b) 71 . Để so sánh, thậm chí bao gồm một bức tượng của Lokesvara cam lâu đời nhất và được cho là có được làm bằng vàng và bạc dập nổi, với tay trái cầm một chai mở khá giống với một nghiên cứu, mặc dù hơi efβilée (βig. 12) 72 . Ngoài chính quy trở lên song song ít rõ ràng hơn, các ví dụ minh họa cho sự quan tâm của các loại hình tượng nơi container mang bởi các vị Bồ Tát Lokesvara thích hai chức năng riêng biệt. Chứng thực tại Campuchia phần còn lại của khu vực Đông Nam Á, điều này đôi Tính năng này được lấy cảm hứng trực tiếp 70. GėĔĘđĎĊė G. 1921, p. 118-121, βig. 76-77; CėĊĒĎē 2009; SĔĐ 2009. 71. FĎēĔę 1925b, p. 248, pl. VIII-a và b; CčĚęĎĜĔēČĘ 2002, p. 249-250, pl. 156. 72. Nghĩa vụ phải là từ miền Trung Việt Nam, mảnh này là hiện nay lưu giữ tại Bảo tàng Văn minh châu Á Singapore (2008,6660). A hẹn hò thermoluminescence thực hiện trên các lõi đất sét conβirmerait của nó Thâm niên (Stephen Murphy, thông tin cá nhân 25 Tháng 8 năm 2014). Với nhiều phương tiện phân tích có thể, tuy nhiên, kết quả như vậy có thể không được xem xét hết sức thận trọng. Hình 11. Lokesvara, βin EDRM GDDD -early e thế kỷ Neak Pean, Angkor (tỉnh Siem Reap, Campuchia). Sandstone, H. 102 cm. Bảo tàng Quốc gia Campuchia, Phnom Penh, ka1149, 1711. Hình ảnh Bảo tàng Quốc gia Campuchia: để. Tay cầm một nắp chai; b. Trả về với cơ quan kiểm tra. 115-128-AA69_09_VINCENT (dứt khoát) .indd 124 12/09/14 11:49 Nghệ thuật châu Á Tome 69-2014 125 Tiếng Phạn "cái lọ nhỏ hoặc bình nước nghi thức " 75 . Ngoài ra, danh mục hàng hóa trích dẫn các vị thần, thường là một trong những bình sùng bái được sử dụng trong các nghi lễ của kamaṇḍalufaits trong các kim loại khác nhau: vàng, bạc, (saṁrit vx. KHM.) đồng, nhưng đồng 76 . Các ứng cử viên khác, những người xuất hiện trong tuyển sinh là cũ Khmer và kuntikā- hạn kunti- biến thể của nó, có thể là một hình thức tương đối kuṇḍikā của tiếng Phạn. Theo S. Pou, nó từ đó đã giữ cùng một nghĩa trong tiếng Phạn, để mà cụ thể là "nồi" hay "bình" 77 . Các kuntikāpourrait Tuy nhiên chia sẻ cùng chức năng như một container gọi CEH, một thuật ngữ Khmer cũ cho luôn bởi S. Pou, một "cái lọ nhỏ" 78 . Điều khoản kuntikāet ceḥsont thực sự có liên quan trong Khmer minh văn để cùng loại container, chưa đáp ứng identiβié thay mặt DLAH 79 . Ngoài câu hỏi này chức năng, nó là đặc biệt thú vị rằng thuật ngữ chứng kuntikān'est giữa một nửa thứ hai của GD e và trên cùng GDD e thế kỷ, chính xác tại thời điểm nơi bình của chúng tôi được sản xuất. Đây có thể là cũng cùng lúc đó đứng chai đồ đá men sản xuất Lò Thnal Mrech. Nó sẽ là một nỗ lực để phù hợp với sự xuất hiện của Khmer cổ ngữ này với sự sáng tạo một loại mới của container: series bình gốm và kim loại đã 75. Pee 2004, p. 83; xem SęĈčĔĚĕĆĐ, NĎęęĎ & RĊēĔĚ 1959, p. 176 "chai nước hoặc ly (tu khổ hạnh)" JĊēēĊė 2009, p. 14: "nước-bình" và SĔĚęĎċ 2009, p. 129-130, 316. 76. bia của Prasat Komphus (Prasad Kaṁphis) (K. 669, C mặt, l. 24; 894 Saka; IC I, p. 170, 185): Kamandalu saṁrit; Tấm bia của Vat Sla Ket (SLA Vatt Kaet) (K. 200, Tôi được phân đoạn, bên B, l. 3; Saka 1067; ICVI, p. 313, 315): Kamandalu samrit. 77. Pee 2004, p. 102-103; xem SęĈčĔĚĕĆĐ, NĎęęĎ & RĊēĔĚ 1959, p. 197 "nồi, bình," BčĆęęĆĈčĆėĞĆ 1991 p. 44 (n o 110): "bình" và SĔĚęĎċ 2009, p. 119: "jar". 78. Pee 2004, p. 167; thấy cũng JĊēēĊė 2009, p. 130: "jar". 79. Chiều cao phía bắc khu bảo tồn Nam của Preah Vihear (K. 353, bến tàu phía bắc, 32, 34 ;. 968 Saka ;. ICV, p 137, 142): CEH / DLAH; K. 258 (bên A, l. 10-11, 15, 22-23, 27, Bên B, l. 8-9, 17-18, 43, 48-49, 53, 54-55, 57-58, 65, 68-69, 74-75; ICIV, p. 179, 182-185, 193-194, 199-204): kuntikā / DLAH; Tấm bia của Vat Phu (K. 366, mặt b, l 24 ;. 1061 Saka, ICV, p. 291, 294): kuntikā / DLAH; Phnom bia song song Sandak và Preah Vihear (K. 194, bên B, l. 3, 8 và K. 383, khuôn mặt B, l. 4, 10; Saka 1041 hoặc 1042; CšĉijĘ & Deeeee 1943 p. 143-144, 149): kuntikā / DLAH. Về lâu Khmer cũ DLAH thấy Pee 2004, p. 262 và trên JĊēēĊė 2009, p. 271. trong đó gợi lên phù hợp với bình nghiên cứu. Giới thiệu về nội dung của các container, Tuy nhiên, hầu như không có gì là biết 80 . Khi vật liệu của kuntikā thực hiện, (Langau vx. KHM.) chỉ đồng được chứng thực 81 . Để phù hợp với kamaṇḍaluou kuntikāde các minh văn Khmer, hoặc thêm một tên container, chúng tôi bình hoa, một khi được cung cấp để Kamrateṅ của Jagat STUK Võ, tích hợp các tài sản của thiên tính và, trong mật khu, đã trở thành một phụ kiện của sự thờ phượng. Một sản phẩm của người lao động bằng đồng Angkor? Thành viên của gia đình hoàng gia, các nhà tài trợ làm việc cho nhà vua và đoàn tùy tùng của mình, aβin Or Nothing gần như đã được biết đến của các "nghệ nhân Royal "(vx KHM śilpi rājakāryya ..) - cho thợ thủ công ít nhiều chuyên ngành các căn cứ của Hoàng Cung của Angkor Thom (Ankar Dham) . Các datings đầu tiên Carbon phóng xạ được tiến hành chỉ ra rằng Hội thảo này chắc chắn phục vụ Royal Palace gần đó, biết ít nhất một giai đoạn của hoạt động trong GD hiện nay e thế kỷ. Trong trường hợp của chúng tôi, tuy nhiên, nó sẽ e e " thậm chí GDE thế kỷ, mà sẽ làm cho hội thảo Royal một nơi có thể cho sản xuất Tất nhiên, để trả lời câu hỏi này, Thời gian người không cho dù người cai trị Jayavarman VI, Tôi và người kế nhiệm ông Dharanindravarman st . theo hướng sản xuất này chứa được sử dụng trong nghi lễ tôn giáo vase (βig. 13a-b). Hãy cho chúng tôi thêm rằng các chai Lò đồ đá men Thnal Mrech sự chứa typologically gần nhất p. aβin được phân biệt với các lô tương tự khác triều Suryavarman II, đóng góp như vậy đó là những thùng chứa khác nhau, với Sandak và Śikhareśvara / Preah Vihear 87 . Để hoàn chỉnh, chúng ta phải đề cập đến chưa một "chiến thắng chiến lợi phẩm" của quân đội cam, báo cáo trong một cuộc đột kích quân sự Khmer đất nước. Trong trường hợp này, sự xâm nhập này sẽ bị đẩy vào các khu vực Angkor, nếu điều này thực sự là nơi diễn ra những điều dối trá Sanctuary của Jagat Kamrateṅ STUK Võ. Từ sau đó phân phối chiến lợi phẩm chiến thắng như vậy giữa các điện thờ chính của cũ cam . Chúng tôi đặc biệt nghĩ bốn chữ khắc rằng kỷ lục quyên góp mang giữa 1163/1164 và 1170/1171 AD của người cai trị Cam Jaya Indravarman của Grāmapura hay Grāmapuravijaya (r. Ca.1165-ca.1190 của AD) . Các khu bảo tồn bénéβiciaires p. Các hàng hóa được cung cấp tại các khu bảo tồn là Śikhareśvara sau bát, nhẫn, đồ trang sức, ly chân "vàng, gargoulettes [kuntikā] bát DLAH, lọ, khay, "Danh mục hàng hóa cung cấp cho các khu bảo tồn là nhiều hơn hoặc Śivapura Danden ít hơn như vậy "bát vàng, nhẫn, đồ trang sức, ly biểu ngữ, ô dù màu trắng, sân khấu dù che, ống nhổ Nó cũng là Thật thú vị, các loại thùng chứa kuntikā Có lẽ chúng ta sẽ thấy một đối số cho các giả thuyết cuối cùng nói, tuy nhiên chúng tôi cung cấp 259-260 ("Champa của cướp bóc dựa trên Schweyer trong vấn đề này (supra, p. 107-113). 89. Hai chữ khắc là từ Sơn Mỹ: C 85 (I st. và VI; Saka 1085; FĎēĔę 1904, p. . FĎēĔę 1904, p. một các khu bảo tồn tự làm mà được cung cấp của chúng tôi bình hoa, một trong những Kamrateṅ Jagat STUK Võ, xung quanh Angkor. Mặt khác, để trở về con số 1 các hội thảo của Hoàng Cung của Angkor Thom. Nhưng nó cũng có thể dự tính sản xuất hàng loạt của chiếc bình giống hệt nhau, được tài trợ bởi Dharaṇīndrāditya và sau đó cung cấp cho các khu bảo tồn khác nhau Vương quốc Angkor, không chỉ của Jagat Kamrateṅ của STUK Võ. Một số Trong khi đó, chúng ta phải đề cập đến ví dụ, Mặc dù sau đó, một loạt các hội Tam hoàng Phật giáo có đăng ký sản xuất theo tất cả các dòng chữ tương tự 85 . một trong những hội Tam hoàng lãm, cũng trên cạnh bên trong của cơ sở, một con số đăng ký, Khmer 8 (βig. 14a-b) . rất nhiều phụ kiện được cung cấp để thờ phượng một cùng một nơi tôn nghiêm. (Siem Reap, Campuchia). l. b. e Pics b. b đến b Sanskrit và Pali, "Bản tin của AEFEK, 12 (trong Ezine truy cập tháng 8 năm 2014] 5-86. BĆĕęĎĘęĊ Pierre & ZĴĕčĎė Thierry, 2008: Nghệ thuật Khmer các bộ sưu tập của bảo tàng Musee Guimet, Paris, Hội nghị bảo tàng quốc gia. BĆėęč Augustus 1885 Phạn chữ khắc của Campuchia, Thư viện quốc gia Biblio và các thư viện khác, Tập XXVII, 1 re phần 1 st tập sách, Paris, IMPRIMERIE 1-180. và Campuchia, bắn hồ sơ và chiết xuất thư viện, Tập XXVII, 1 re phần 2 e tập sách, Paris, IMPRIMERIE Nationale, p. BčĆęęĆĈčĆėĞĆ Kamaleswar 1991: Nghiên cứu về các từ vựng của tiếng Phạn chữ khắc của Campuchia, Paris, EFEO. nửa thứ hai của GDD e thế kỷ. p. 117-143. Devaraja. Dance, sacriβice và hoàng ở Prasat Thom Koh Ker, "hồ sơ của các cuộc họp của Học viện Inscriptions và Belles-Lettres, 155 (3) p. 1343-1382. BėĚČĚĎĊė LĆĈėĔĎĝ Bruno & Juliet, 2013: Preah Khan, Phnom Penh, Nhật Bản Printing House. CččĆĞ Rachna TEC Thôn & EE Socheata (Ceramic Đội APSARA), 2012: Hướng dẫn để hiểu biết Poster trình bày như là một phần của 14 th Quốc tế Hội nghị của Hiệp hội châu Âu về Đông Nam Tháng 9 năm 2012. CčĚęĎĜĔēČĘ Nandana 2002: Các mô tả bằng tranh của Quán Thế Âm tại Trung Đông Nam Á, New - 1924: "Nghiên cứu của Campuchia, XVII. đền Phimai "BEFEO, 24 (3-4) p. 345-352. Ngày của Bayon Phụ lục. 28 (1-2), p. 104-112. - 1929: "Nghiên cứu của Campuchia, XXIV. Dữ liệu mới theo thời gian và phả hệ về triều đại của Mahīdharapura "BEFEO, 29, p. - 1934: "Ngày Ta Keo, III. Nghiên cứu văn khắc "BEFEO, 34, p. 417-427. - 1937-1966: Các chữ khắc của Campuchia 8 chuyến bay, Hà Nội. & Paris, EFEO (Bộ sưu tập các văn bản và tài liệu về Đông Dương, 3). p. - 1943: "Nghiên cứu của Campuchia, XXXVIII. Vua của các triều đại Angkor "BEFEO, 43, p. Jayavarman VII di tích của "BEFEO, 44 (1) p. 97-119. - 1961: "Các biểu vraḥkamrateṅañet kamrateṅ jagaten tuổi Khmer ", The Adyar Library Bulletin 25 (1-4), p. - 1964: Hoa của Ấn Độ Giáo Đông Dương và Indonesia, Paris, De Boccard. [In lại. 56-134. CĔĔĒĆėĆĘĜĆĒĞ Ananda K. & KĊėĘčĆĜ Francis S., 1928-1929: "Một tàu và của Phật giáo nước Trung Quốc Ấn Độ thử nghiệm "Artibus Asiae, 3 (2-3), p. 122-141. CėĊĒĎē Aedeen, 2009: "Hình ảnh và thực tế: Gốm sứ là Phù điêu đền Angkor ở Campuchia "Australasian 79-86. DĊđěĊėę John, 1961: Người nông dân Campuchia, Paris, Văn phòng In ấn Quốc gia. DĊĘćĆę Armand, sắp xuất bản: The sa thạch Angkor (9 e -14 e thế kỷ): tính chất, chủng loại và nguồn gốc. EĘęijěĊ Julia, năm 2009: "Nghiên cứu của Critical hổ lốn tôn giáo tại Campuchia Angkor " Nghiên cứu nâng cao. Jean FĎđđĎĔğĆę 1981: "Trên Sivaism và Phật giáo Campuchia, về hai cuốn sách gần đây " BEFEO, 70, p. 59-99. Đăng ký 18-33. - 1904: "minh văn Ghi chú XI. Đăng ký 897-977. - 1925a: "Đăng ký Ankor, I. Prasat Ta Keo (K. 534. - 1925b "Lokesvara ở Đông Dương", trong các nghiên cứu châu Á được công bố để đánh dấu kỷ niệm hai mươi lăm học đường của Pháp ở vùng Viễn Đông, Paris & Brussels, Gerard Van Oest, p. 227-256. FĚĐĚĔĐĆ MĚĘĊĚĒ EEA, 2013: Vẻ đẹp của Patina: Các " raqu'il được đọc là 'aṁrasest từ duy nhất có ý nghĩa trong bối cảnh này. Các RPLUS sau này trong reḥsemble lại thực hiện bất ngờ, lần này rõ ràng archaically với spear đôi, mặc dù đọc peḥsoit cũng có thể tưởng tượng ở đây. tìm thấy trong bối cảnh tương tự (K. 292, K. 356, bến tàu phía bắc, l. 24-26; K. 741, l. l. 8-11). không đăng ký các phương án với một phụ âm mũi Jā βin của từ, sự tồn tại của một biến thể như vậy chúng tôi Theo báo cáo của D. K. Soutif trong năm 1186 (chưa xuất bản, đọc sách 1685), bên B, l. 18: nau 'Nak Lapa bạn dharmma bạn Roh (ha) NEH (ha) · Jamt dvātri [M] SA Naraka TARAP cāndrāditya MAN leya, "Đối với những người và mặt trăng. "Các Jamt · phy có lẽ nên được hiểu Jam ta (xem ý kiến ​​của GėĎċċĎęčĘ & SĔĚęĎċ 2008-2009, p. 41, n. 37). Vì vậy, nó có vẻ gần như chắc chắn rằng Nghệ thuật châu Á, 65, p. GėĎċċĎęčĘ Arlo, LĊĕĔĚęėĊ Amandine, SĔĚęčĜĔėęč William A. & PC TčĠēč ዧ E, 2008-2009, "Nghiên cứu Minh văn học BEFEO, 95-96, p. GėĎċċĎęčĘ Arlo & SĔĚęĎċ Dominique, 2008-2009: "Khoảng đất LON Śrīviṣṇu và gia đình: một văn bản hành chính của Cambodia Angkor, Paris, EFEO. theo văn bản và di tích từ đầu thế kỷ AD, Paris, Augustin Challamel. Campuchia và nghệ thuật của mình, "Nghệ thuật và Khảo cổ học Rouge 131-141. Đông Nam Á, "inTĆėđĎēČ N. (ed.), The Cambridge Lịch sử của khu vực Đông Nam Á, Cambridge, Cambridge University Press, p. Claude JĆĈĖĚĊĘ 1994: "Các cựu kamrateṅjagatdans Campuchia, Paris, EFEO, p. 213-225. Các 1015 và 1016), "BEFEO, 86, p. 357-374. - 2002: "nghiên cứu văn khắc của Ấn Độ và Đông Nam Á" École pratique des Hautes Etudes, Khoa học Mục lịch sử và ngữ văn, thư mục Booklet 16, 2000-2001, p. 332-335. - 2006: "Các Phật giáo phái của Śrīghana trong cổ Khmer Lands 'inLĆČĎėĆėĉĊ F. & paritta Chalermpow KĔĆēĆēęĆĐĔĔđ (ed.), Di sản Phật giáo tại Trung từ cái chết của Suryavarman II đến thế kỷ thứ 16, "inCđĆėĐ J. (ed.), Bayon: Những nhận thức mới, 30-49. JĊēēĊė Philip N. 2009: Một từ điển của Angkor Khmer, Paciβic và Nghiên cứu châu Á và Quốc Úc Đại học. LĊĜĎęğ Saveros, 1967: "The Khmer Geographic Names" BEFEO, 375-451. Aséanie, 19, p. 1-60. Chứa các amrta: Việc chuyển đổi và tái diễn giải của một người Ấn trong tàu nước cổ đại Java "inKđĔĐĐĊ MJ & ECE KĔĔĎď KR (ed.), Quả J. G. de Casparis, Nam và Đông Nam Á tại Đại học Leiden, Groningen, Egbert Forsten (Gonda Indological Nghiên cứu, 11), p. 257-290. LG Boreth, 2003: "Tự thuật về cái chết của Drona và Bhurisravas tại Baphuon, "Nghệ thuật Châu Á, 58, p. MĆđđĒĆēē Maria Theresa, 1948: Giới thiệu học Quán Thế Âm, Paris, Hàn nền văn minh. Visoth, 2009 Về Báo cáo Khảo cổ học Thom, Phnom Kulen, Campuchia, Singapore, quốc gia Đại học (Viện Nghiên cứu Châu Á Singapore, www.ari.nus.edu.sg/docs/wps/wps09_126.pdf>]. MĎĐĘĎĈ John N. & CččĆĞ Rachna, 2010: "Khmer Potters Nổi lên từ Shadows: Thnal và Mrech Bangkong Kiln Sites "SPAFA Journal, 20 (2), p. 5-14. MĔĚėĊė Roland, 1980: "Một trường hợp thay đổi công nghệ trong luyện đồng tại Phsar Dek (Campuchia): kỹ thuật, kinh tế và xã hội, "inLĔĔċĘ WĎĘĘĔĜĆ-HHE (ed.), The Phổ biến văn hóa vật chất. Quốc tế Đại hội Đông phương, Canberra, tháng 1 1971 Honolulu Trường Đại học Tổng hợp Hawaii, Khoa học xã hội Viện nghiên cứu, p. 333-350. PĆėĒĊēęĎĊė Henry, 1939: Nghệ thuật Khmer cổ điển. Đài kỷ niệm của các góc phần tư phía đông bắc, Paris, EFEO. BĔĚėČĆėĎę & David, sắp tới: "Casting cho vua: hội thảo đồng Hoàng Cung của Angkor " BEFEO 100. Pee Saveros 2004: từ điển françaisanglais Khmer tuổi. An Old Khmer-Pháp-English Dictionary, Paris, L'Harmattan. [1 kỷ nguyên ed. (ED e -ĝĎĎĎ e SĈčĜĊĞĊė Anne-Valerie, 2005: "Po Nagar Nha Trang 87-120. SĐĎđđĎēČ Peter, 2004: "đoạn ghi nhanh Random trên Śrīghana: Phật học tại Đại học Soka, 7, p. SĔĐ Keo Sovannara, năm 2009: "Xét lại Khmer Gốm sứ LA, JG & DĔĚČđĆĘ YÊN P. (eds.), Nghiên cứu ScientiΫic Forbes Hội nghị chuyên đề tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Freer, London, Ấn phẩm Archetype, p. 225-234. SĔĚęĎċ Dominica, 2008a: "tài sản Đếm e -ĝĎĎ e Saka thế kỷ) "Siksācakr, 10, p. và P. 172-206 (Khmer). - 2008b: "Các ốc xà cừ đăng ký gắn Museum Đăng ký Quốc gia Phnom Penh Soát lỗi Angkor K. 779 "Aséanie, 22, p. 47-61. - 2009: "Tổ chức tôn giáo và làm ô đền thờ Khmer EDD e e thế kỷ ", 3 Vol., Luận án tiến sĩ, Paris, Sorbonne Đại học Paris-3 mới. - 2010: "Phần mặt dây chuyền của Bảo tàng Quốc gia Campuchia: 'nhẫn của Rama' hẹn hò từ các triều đại Jayavarman VII (1277 K)? "Nghệ thuật Châu Á, 65, p. Năm 1959: Pháp-Sanskrit Dictionary, Paris, Adrien Maisonneuve. ed. 1932.] SęĊėē Philip, 1965: Các di tích phong cách Khmer Bayon và Jayavarman VII, Paris, Presses Universitaires de France. TĆćĆęĆ Yutsugisu & CččĆĞ Visoth, 2007: "sơ bộ Khảo cổ học, 27, p. 63-69. VĎĈĐĊėĞ Michael, 1998: Xã hội, Kinh tế và Chính trị Pre-Angkor Campuchia, thế kỷ thứ 7, thứ 8, Tokyo, Toyo Bunko & The. - 2006: "Bayon: Những nhận thức mới xem xét lại" Udaya, 7, p. Việc Trung Quốc Factor, Singapore, NUS Press; [Xem thêm Á .] - 2011: "Sửa đổi Champa" Trong Te ዧ E Phương Kỳ LĔĈĐčĆėę & Bruce M. (ed.), The Cham của Việt Nam: Lịch sử, xã hội và nghệ thuật, Singapore, NUS Press. 363-420. [Xem thêm Viện Nghiên cứu Châu Á, công tác VĎēĈĊēę Brice, 2012: "Saṃrit. Nghiên cứu luyện kim e - e thế kỷ), "3 vols., luận án tiến sĩ, Paris, Đại học Paris-Sorbonne 3 mới. - 2013: "Nghiên cứu mới của Bảo tàng Khmer Lokesvara Quốc gia Colombo (Sri Lanka), "Nghệ thuật Châu Á, 27-38. các hoạt động kinh tế của đế chế Khmer: Kiểm tra các mối quan hệ entre les Khmer và Quảng Đông Trong 9 ngành công nghiệp gốm sứ th th Những thế kỷ ", Luận án tiến sĩ, Singapore, Đại học Quốc gia của Singapore, Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á. WĔĔĉĜĆėĉ Hiram W., Jr. 2003: Nghệ thuật và Kiến trúc Thái Lan, Leiden & Boston, E. J. Brill.